7. Kết quả hình ảnh siêu âm và chụp vú một số tổn thương trên những bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến vú không sờ thấy u tại Bệnh viện K

Phạm Hồng Khoa, Trần Nguyên Tuấn

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Với sự phát triển của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh, tỷ lệ phát hiện ung thư vú ở giai đoạn sớm, ngay cả khi u chưa sờ thấy trên lâm sàng ngày một cao. Nghiên cứu này đánh giá vai trò của siêu âm và chụp vú trên những bệnh nhân bị ung thư vú mà các tổn thương không phát hiện được qua thăm khám lâm sàng với mục tiêu: nhận xét một số đặc điểm lâm sàng và kết quả tổn thương trên siêu âm và chụp vú của nhóm bệnh nhân nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu mô tả hồi cứu trên 55 bệnh bệnh nhân được chẩn đoán ung thư vú không sờ thấy u trên lâm sàng tại Bệnh viện K từ tháng 1/2018 đến tháng 6/2023. Độ tuổi trung bình của bệnh nhân trong nghiên cứu là 53,4 ± 10,6 tuổi. Hoàn cảnh phát hiện tổn thương thường gặp nhất là khám sức khỏe định kỳ phát hiện tổn thương vú, 83,6%. Phần lớn bệnh nhân có mật độ mô vú đặc trên X-quang, trong đó type C chiếm 70,9%. Tỷ lệ tạo khối trên X-quang chiếm nhiều nhất, 34,5%. Trên siêu âm đa số các trường hợp có kích thước tổn thương trong khoảng từ 0,6 - 1,0cm, chiếm 43,63%. Có 19 trường hợp chiếm 34,5%, kích thước tổn thương không xác định được trên các phương tiện chẩn đoán hình ảnh. Trong những trường hợp xác định được kích thước tổn thương, kích thước tổn thương trung bình là 0,9cm. Hầu hết, bệnh nhân có kết quả BIRADS 4, đặc biệt BIRADS 4A chiếm tỷ lệ nhiều nhất trên cả 3 phương pháp chẩn đoán hình ảnh. Khi siêu âm và chụp vú ở những bệnh nhân có tuyến vú to và hoặc dày cần nên kết hợp thêm với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác như cộng hưởng từ tuyến vú. Với các tổn thương BIRADS 4A trên chẩn đoán hình ảnh cần thận trọng tránh bị bỏ sót tổn thương ung thư vú.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Harmien Zonderland, Robin Smithuis. BI-RADS for Mammography and Ultrasound 2013. The Radiology Assistant. 2013;3
2. Rauch GM, Hobbs BP, Kuerer HM, et al. Microcalcifications in 1657 Patients with Pure Ductal Carcinoma in Situ of the Breast: Correlation with Clinical, Histopathologic, Biologic Features, and Local Recurrence. Ann Surg Oncol. 2016;23(2):482-489. doi:10.1245/s10434-015-4876-6
3. Weigel S, Heindel W, Heidrich J, et al. Digital mammography screening: sensitivity of the programme dependent on breast density. Eur Radiol. 2017;27(7):2744-2751. doi:10.1007/s00330-016-4636-4
4. Rebolj M, Assi V, Brentnall A, et al. Addition of ultrasound to mammography in the case of dense breast tissue: systematic review and meta-analysis. Br J Cancer. 2018;118(12):1559-1570. doi:10.1038/s41416-018-0080-3
5. Pan B, Yao R, Zhu QL, et al. Clinicopathological characteristics and long-term prognosis of screening detected non-palpable breast cancer by ultrasound in hospital-based Chinese population (2001-2014). Oncotarget. 2016;7(47):76840-76851. doi:10.18632/oncotarget.12319
6. Yilmaz S, Ünal GK, Aslan HS, et al. Ultrasound-guided wire localization biopsy in non-palpable breast lesions: predictive factors for malignancy.
7. Kim D, Lee SJ, Ko BK, et al. The Clinicopathological Characteristics of Palpable and Non-palpable Breast Cancer. J Breast Dis. 2020;8(2):92-99. doi:10.14449/jbd.2020.8.2.92
8. Li L, Zhang Q, Qian C, et al. Impact of Preoperative Magnetic Resonance Imaging on Surgical Outcomes in Women with Invasive Breast Cancer: A Systematic Review and Meta-Analysis. Int J Clin Pract. 2022;2022:6440952. doi:10.1155/2022/6440952
9. Elverici E, Barça AN, Aktaş H, et al. Nonpalpable BI-RADS 4 breast lesions: sonographic findings and pathology correlation. Diagn Interv Radiol. 2015;21(3):189-194. doi:10.5152/dir.2014.14103