25. Nghiên cứu tình trạng thừa cân, béo phì trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 điều trị nội trú tại Bệnh viện Y học cổ truyền Cần Thơ năm 2023

Lê Minh Hoàng, Châu Thị Kim Tươi, Nguyễn Thị Bích Tiên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đái tháo đường là một trong những bệnh không lây nhiễm phổ biến trên toàn cầu. Dự đoán vào năm 2045, con số này sẽ tăng tới khoảng 700 triệu người. Tác động của đái tháo đường týp 2 làm gia tăng tỷ lệ tử vong, giảm chất lượng cuộc sống và là gánh nặng kinh tế cho bản thân, gia đình, xã hội. Tỷ lệ đái tháo đường gia tăng liên quan đến tần suất thừa cân, béo phì tăng trong cộng đồng. Kiểm soát thừa cân béo phì trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 sẽ giảm thiểu nguy cơ tiến triển và biến chứng bệnh. Đây là nghiên cứu mô tả cắt ngang trên bệnh nhân được chẩn đoán đái tháo đường týp 2 đang điều trị nội trú tại Bệnh viện Y học cổ truyền Cần Thơ năm 2023. Kết quả cho thấy rằng tỷ lệ bệnh nhân thừa cân, béo phì chiếm 75,5%. Đối tượng thuộc độ tuổi 60 - 70 tuổi chiếm 71,2%. Tỷ lệ nam chiếm 52,3% cao hơn nữ 47,7%. Đối tượng tập thể dục không đạt theo khuyến nghị nguy cơ thừa cân, béo phì cao gấp 0,376 so với nhóm tập thể dục đạt. Đối tượng có tốc độ ăn chậm có nguy cơ thừa cân béo phì gấp 0,604 lần so với nhóm đối tượng nghiên cứu ăn nhanh (p < 0,05).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh đái tháo đường týp 2. 2020
2. Nguyen CT, Pham NM, Lee AH, Binns, CW. Prevalence of and Risk Factors for Type Diabetes Mellitus in Vietnam: A Systematic Review. Asia Pac J Public Health. 2015; 27 (6): 588-600.
3. Bộ Y tế. Chiến lược quốc gia phòng chống bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2015-2025. 2015
4. Nhữ Thị Thu, Vũ Thị Nga. Thực trạng tự quản lý bệnh đái tháo đường ở bệnh nhân đái tháo. doi: 10.47122/vjde.2022.52.13.
5. Đồng Thị Phương, Hoàng Thị Thúy, Nguyễn Trọng Hưng và Nguyễn Quang Dũng. Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường týp 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa Đông Anh, Hà Nội năm 2020. Tạp chí nghiên cứu Y học. 2021; 144(8): 91-99.
6. Trịnh Thị Ngọc Huyền, Nguyễn Trọng Hưng, Nguyễn Huy Bình, Phan Bích Hạnh, Nguyễn Thị Hương Lan. Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của người bệnh Đái tháo đường týp 2 điều trị tại Bệnh viện nội tiết Trung ương năm 2020. Tạp chí nghiên cứu Y học. 2021; 146(10): 150-157.
7. Appropriate body-mass index for Asian populations and its implications for policy and intervention strategies. The Lancet. 2004; 363(9403): 157-163. doi:10.1016/S0140-6736(03)15268-3.
8. Võ Tuyết Ngân, Lê Minh Hoàng, Nguyễn Ngọc Chi Lan, và Trần Chúc Linh. Tổng quan tình hình bệnh tật của bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Y học cổ truyền Cần Thơ năm 2022-2023. Tạp Chí Y học Việt Nam. 2024; 534(1). doi: https://doi.org/10.51298/vmj.v534i1.8110.
9. Firouzi S, Barakatun-Nisak MY, Azmi KN. Nutritional status, glycemic control and its associated risk factors among a sample of týp 2 diabetic individuals, a pilot study. J Res Med Sci. 2015; 20(1): 40-6.
10. Hurst Y, Fukuda H. Effects of changes in eating speed on obesity in patients with diabetes: A secondary analysis of longitudinal health check-up data. BMJ Open. 2018; 8(1): 1–8. doi: https://doi.org/10.1136/bmjopen-2017-019589
11. Akihiro Kudo, Koichi Asahi, Hiroaki Satoh et al. Fast eating is a strong risk factor for new-onset diabetes among the Japanese general population. PLoS One. 2023;8210(2019). doi: https://doi.org/10.1038/s41598-019-44477-9
12. Khổng Thị Thúy Lan, Phạm Duy Tường. Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần của bệnh nhân Đái tháo đường typ 2 tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc năm 2015-2016. Tạp chí dinh dưỡng thực phẩm. 2017; 13(4): 13-17.