27. Thử nghiệm đo lường nồng độ phơi nhiễm bụi PM2.5 cá nhân tại thành phố Hồ Chí Minh
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu nhằm đo lường nồng độ bụi PM2.5 phơi nhiễm cá nhân theo các nhóm yếu tố: đặc điểm nhân khẩu học, địa điểm, phương tiện di chuyển, hoạt động, tình trạng thông khí, chất lượng không khí. Nghiên cứu thử nghiệm theo dõi dọc thực hiện trên 36 tình nguyện viên tại TP. Hồ Chí Minh cho thấy nồng độ bụi PM2.5 trung vị là 14 µg/m3. Phơi nhiễm PM2.5 cá nhân cao hơn vào ban ngày và những ngày cuối tuần. Đối với các địa điểm trong nhà, nồng độ bụi PM2.5 cao nhất được ghi nhận ở tiệm cắt tóc hoặc các salon làm đẹp (33 µg/m3), công ty hoặc xí nghiệp sản xuất (28 µg/m3) và nhà hàng quán ăn (22 µg/m3) (p < 0,001). Ăn uống, thờ cúng, mua sắm, nấu ăn và di chuyển trên đường cho thấy mức phơi nhiễm bụi PM2.5 cao nhất trong các hoạt động (từ 17,5 đến 21,5 µg/m3). Nhìn chung, nồng độ phơi nhiễm bụi PM2.5 cá nhân ở mức cao, đặc biệt khi tiếp xúc với tác nhân khói, bụi và các hoạt động liên quan đến ăn uống, thờ cúng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Bụi PM2.5, phơi nhiễm cá nhân, yếu tố liên quan, TP. Hồ Chí Minh
Tài liệu tham khảo
2. ISSUU. State of Global Air 2020. Accessed 30th August, 2022. https://issuu.com/ihme/docs/soga-2020-report-10-26_0/s/14333450
3. T H Phi, P M Chinh, D D Cuong, et al. Elemental Concentrations in Roadside Dust Along Two National Highways in Northern Vietnam and the Health-Risk Implication. Arch Environ Contam Toxicol. 2018;74(1):46-55.
4. WHO. Ambient air pollution attributable deaths. 2024. https://www.who.int/data/gho/data/indicators/indicator-details/GHO/ambient-air-pollution-attributable-deaths
5. Nguyễn Trường Viên, Nguyễn Ngọc Nhật Thanh, Phan Hoàng Thùy Dung, và cs. PM2.5 làm gia tăng tử vong do ung thư hệ hô hấp tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2018. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2021;142(6):108-118.
6. Jerrett M, Burnet RT, Ma R, et al. Spatial analysis of air pollution and mortality in Los Angeles. Epidemiology. 2006;17:S69.
7. Pope CA, Burnett RT, Thun MJ, et al. Lung cancer, cardiopulmonary mortality, and long-term exposure to fine particulate air pollution. JAMA. 2002;287:1132-41.
8. Shih-Chun Candice Lung, Nathan Chen, Jing-Shiang Hwang, et al. Panel study using novel sensing devices to assess associations of PM2.5 with heart rate variability and exposure sources. Journal of Exposure Science & Environmental Epidemiology. 2020;doi:https://doi.org/10.1038/s41370-020-0254-y
9. Michael Heimbinder, Chris Lim. AirBeam3 Technical Specifications, Operation & Performance. https://www.habitatmap.org/blog/airbeam3-technical-specifications-operation-performance
10. Dự án Chung tay vì Không khí Sạch. Báo cáo hiện trạng bụi PM2.5 tại Việt Nam giai đoạn 2019 - 2020. 2021.
11. Sanchez M, Milà C, Sreekanth V, et al. Personal exposure to particulate matter in peri-urban India: predictors and association with ambient concentration at residence. J Expo Sci Environ Epidemiol. 2020;30:596-605. doi:https://doi.org/10.1038/s41370-019-0150-5
12. Arku R, Dionisio K, Hughes A, et al. Personal particulate matter exposures and locations of students in four neighborhoods in Accra, Ghana. J Expo Sci Environ Epidemiol. 2015;25:557-566. doi:https://doi.org/10.1038/jes.2014.56
13. Saleh S SH, Makina D, Chinouya M, et al. Personal exposures to fine particulate matter and carbon monoxide in relation to cooking activities in rural Malawi. Wellcome Open Res. 2023;7:251.
14. Rahman MM FM, Jabin N, Sharna TI, et al. Assessing household fine particulate matter (PM2.5) through measurement and modeling in the Bangladesh cook stove pregnancy cohort study (CSPCS). Environ Pollut. 2023;15(122568). doi:10.1016/j.envpol.2023.122568