29. Thực trạng lệch lạc khớp cắn và nhu cầu điều trị chỉnh nha của học sinh 14 tuổi tại Trường trung học cơ sở Hoàng Long, Hà Nội năm học 2023

Lê Hưng, Nguyễn Thị Oanh, Nguyễn Thị Hạnh, Nguyễn Ngọc Linh Chi, Lê Linh Chi, Bùi Diệu Linh, Phùng Hữu Đại, Phan Thị Bích Hạnh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 98 học sinh 14 tuổi tại Trường THCS Hoàng Long, Phú Xuyên, Hà Nội nhằm đánh giá thực trạng lệch lạc khớp cắn và nhu cầu điều trị chỉnh nha của đối tượng trên. Kết quả cho thấy tỉ lệ sai lạc khớp cắn là rất cao với 91,8%; trong đó, tỉ lệ sai khớp cắn loại II chiếm tỉ lệ cao nhất với 39,8%, tiếp đến là sai khớp cắn loại III với tỷ lệ 34,7%, sai khớp cắn loại I là 17,3%. Tỉ lệ độ cắn phủ bình thường (1 - 4mm) là 70,9%, cắn phủ < 1mm chiếm 22,5%, thấp nhất là cắn phủ > 4mm. Tỉ lệ khớp cắn loại III có cắn ngược vùng răng cửa là 8,8%. Nhu cầu điều trị chỉnh nha theo thẩm mỹ răng là 57,4%; theo sức khoẻ là 82,4%. Nhu cầu điều trị chỉnh nha về SKR ở học sinh lứa tuổi 14 tại Trường THCS Hoàng Long là 84,6%. Như vậy, tình trạng sai khớp cắn và nhu cầu điều trị chỉnh nha của học sinh ở lứa tuổi này khá cao. Tuy nhiên, để có cơ sở để dự phòng cũng như can thiệp một cách hiệu quả, cần có những nghiên cứu cỡ mẫu lớn, chọn mẫu đại diện và tìm hiểu các yếu tố liên quan về nhân khẩu học, thói quen xấu, hành vi sử dụng dịch vụ chăm sóc răng miệng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Cenzato N, Nobili A, Maspero C. Prevalence of Dental Malocclusions in Different Geographical Areas: Scoping Review. Dent J (Basel). 2021;9(10).
2. Đồng Khắc Thẩm. Tuyển tập Công trình nghiên cứu Răng hàm mặt. Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản Y học; 2000.
3. Lê Nguyễn Anh Minh. Thực trạng lệch lạc khơp cắn của học sinh ở một số trường trung học cơ sở tại thành phố Thanh Hóa. Tạp chí Y học Việt Nam. 2024;533(1).
4. Vũ Anh Dũng. Đánh giá tình trạng lệch lạc khớp cắn và một số yếu tố liên quan ở học sinh tiểu học tại Thái Bình. Tạp chí Y Dược Thái Bình. 2022:36-43.
5. Salim N A, Alamoush R A, Al-Abdallah M M, et al. Relationship between dental caries, oral hygiene and malocclusion among Syrian refugee children and adolescents: a cross-sectional study. BMC Oral Health. 2021;21(1):629.
6. Lưu Văn Tường. Thực trạng lệch lạc khớp cắn và nhu cầu điều trị chỉnh nha của sinh viên năm thứ 3 Trường Đại học Y Dược Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2023. Tạp chí Y học Việt Nam. 2024;536(1). doi:10.51298/vmj.v536i1.8661
7. Brook PH, WC Shaw. The development of an index of orthodontic treatment priority. Eur J Orthod. 1989;11(3):309-320.
8. Garbin AJ PP, CA Garbin. Malocclusion prevalence and comparison between the Angle classification and the Dental Aesthetic Index in scholars in the interior of Sao Paulo state - Brazil. Dental Press J Orthod. 2010;15(4):94-102.
9. Phạm Thanh Hải. Khảo sát tình trạng lệch lạc khớp cắn và nhu cầu điều trị chỉnh nha của sinh viên năm nhất đại học y dược hải phòng năm 2018. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022;555(6):99-104.
10. Võ Trương Như Ngọc. Răng trẻ em. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam; 2012.
11. Hoàng Tiến Công. Tình trạng khớp cắn của một số nhóm sinh viên trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên. Tạp chí Khoa học và Công nghệ. 2014;119(5):123-128.
12. Lưu Văn Tường. Tình trạng lệch lạc khớp cắn ở học sinh lớp 9 trường liên cấp Hermann Gmeiner, Hà Nội năm 2023. Tạp chí Y học Việt Nam. 2023;528(2).
13. Uçüncü N, E Ertugay. The use of the Index of Orthodontic Treatment need (IOTN) in a school population and referred population. J Orthod. 2001;28(1):45-52.
14. Sharma J, RD Sharma. IOTN - A tool to prioritize treatment need in children and plan Dental Health services. Oral Health Dent Manag. 2014;13(1):65-70.
15. Proffit WR, Fields HW, JL Ackerman. Contemponary orthodontic. 2000.