39. Báo cáo ca lâm sàng sử dụng hai ống thông và dụng cụ bảo vệ huyết khối trong can thiệp tổn thương mạch vành phức tạp ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Việc kiểm soát huyết khối trong can thiệp mạch vành cho bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên đòi hỏi phải sử dụng linh hoạt và hợp lý các thiết bị khác nhau. Sử dụng hai ống thông (kỹ thuật ping-pong) đã được báo cáo trong việc kiểm soát các biến chứng cũng như can thiệp đối với các tổn thương chia nhánh. Ở đây, chúng tôi mô tả một trường hợp nam 77 tuổi nhập viện vì nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên có biến chứng sốc tim. Chụp động mạch vành cho thấy tắc nghẽn hoàn toàn cấp tính của động mạch liên thất trước do huyết khối, tắc nghẽn hoàn toàn mãn tính của động mạch vành phải, hẹp mức độ vừa đoạn xa thân chung động mạch vành trái và tổn thương ở lỗ của động mạch vành mũ. Hai stent phủ thuốc đã được triển khai thành công bằng kỹ thuật DK-Crush với sự hỗ trợ của thiết bị bảo vệ huyết khối đoạn xa và hai ống thông can thiệp. Trường hợp lâm sàng này minh họa rõ tầm quan trọng của việc sử dụng linh hoạt, phối hợp các dụng cụ khác nhau trong quá trình tái thông động mạch vành nhằm tối ưu hóa thủ thuật và đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Nhồi máu cơ tim cấp, Dụng cụ bảo vệ huyết khối đoạn xa, Ping-pong guiding catheter, DK-crush
Tài liệu tham khảo
2. Heusch G, Kleinbongard P, Böse D, et al. Coronary microembolization: From bedside to bench and back tobedside. Circulation. 2009;120:1822-1836.
3. Wu EB, Chan W, Yu C-M. Three cases of left main stem thrombus complicating PCI: the role of FilterWire protection for the virgin territory. The Journal of Invasive Cardiology. 2008;20(10):E283-7.
4. Baim DS, Wahr D, George B, et al. Saphenous vein graft Angioplasty Free of Emboli Randomized (SAFER) Trial Investigators Randomized trial of a distal embolic protection device during percutaneous intervention of saphenous vein aorto-coronary bypass grafts. Circulation. 2002;105:1285-1290.
5. Teramoto R, Sakata K, Miwa K, et al. Impact of distal protection with filter-type device on long- term outcome after percutaneous coronary intervention for acute myocardial infarction: clinical results with Filtrap. J Atheroscler Thromb. 2016;23:1313-1323.
6. Iglesias JF, Degrauwe S, Cimci M, et al. Differential effects of newer-generation ultrathin-strut versus thicker-strut drug-eluting stents in chronic and acute coronary syndromes. Cardiovascular Interventions. 2021;14(22):2461-73.
7. Choudry FA, Weerackody RP, Jones DA, et al. Thrombus embolisation: prevention is better than cure. Interventional Cardiology Review. 2019;14(2):95.
8. Chodór P, Honisz G, Wilczek K, et al. Double protection in patients with a massive thrombus in the infarct-related artery–a single-center retrospective study. Advances in Interventional Cardiology/Postępy w Kardiologii Interwencyjnej. 2023;19(2):127-34.
9. Ibanez B, James S, Agewall S, et al. 2017 ESC Guidelines for the management of acute myocardial infarction in patients presenting with ST- segment elevation: The Task Force for the management of acute myocardial infarction in patients presenting with ST-segment elevation of the European Society of Cardiology (ESC). European heart journal. 2018;39(2):119-77.
10. Park JY, Choi JW. TCTAP C-032 unexpectedly migration of giant thrombus in left anterior descending artery into left circumflex artery during primary coronary intervention with aspiration thrombectomy in acute myocardial infarction. Journal of the American College of Cardiology. 2014;63(12S2):S84-S5.
11. Sobieraj DM, White CM, Kluger J, et al. Systematic review: comparative effectiveness of adjunctive devices in patients with ST-segment elevation myocardial infarction undergoing percutaneous coronary intervention of native vessels. BMC Cardiovascular Disorders. 2011;11:1-19.