28. Nghiên cứu độc tính cấp và bán trường diễn của ung dịch uống EATWELLB trên động vật thực nghiệm
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá độc tính cấp và bán trường diễn theo đường uống của dung dịch EATWELLB trên động vật thực nghiệm. Nghiên cứu độc tính cấp được tiến hành trên chuột nhắt trắng chủng Swiss theo đường uống và xác định liều gây chết 50% chuột (lethal dose, LD50) theo phương pháp Litchfied-Wilcoxon. Nghiên cứu độc tính bán trường diễn tiến hành theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới. Chuột cống trắng chủng Wistar được uống EATWELLB liều 1,8 mL/kg và 5,4 mL/kg trong 4 tuần liên tục. Kết quả nghiên cứu độc tính cấp cho thấy EATWELLB liều 75mL dung dịch gốc/kg không gây biểu hiện độc tính cấp. Như vậy, liều dung nạp tối đa của EATWELLB cao gấp 20,8 lần liều dùng dự kiến trên người không gây độc tính cấp. Chưa xác định được LD50 trên chuột nhắt trắng của dung dịch EATWELLB theo đường uống. Kết quả nghiên cứu độc tính bán trường diễn cho thấy tình trạng chung, các chỉ số huyết học, chức năng gan, thận và hình thái vi thể gan, thận không có sự khác biệt so với lô chứng sinh học và so sánh với thời điểm trước khi dùng thuốc thử. Như vậy, dung dịch EATWELLB liều 1,8 mL/kg và 5,4 mL/kg uống trong 4 tuần liên tục không gây độc tính bán trường diễn trên động vật thực nghiệm.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
EATWELLB, độc tính cấp, độc tính bán trường diễn, động vật thực nghiệm
Tài liệu tham khảo
2. Cloetens L, Ulmius M, Johansson-Persson A, et al. Role of dietary beta-glucans in the prevention of the metabolic syndrome. Nutrition Reviews. 2012;70(8):444-458.
3. Nagaraj S. Loss of Appetite in Adult Patients: Effectiveness and Safety of an Appetite Stimulating Medication in an Open-Label, Investigator-Initiated Study in India. Journal of Nutrition and Metabolism. 2022;2022:2661912.
4. Dorato MA, Buckley LA. Toxicology testing in drug discovery and development. Current Protocols in Toxicology 2007; Chapter 19:Unit19.1.
5. OECD. Guidance Document on the Recognition, Assessment and Use of Clinical Signs as Humane Endpoints for Experimental Animals Used in Safety Evaluation, acute oral toxicity. Environmental Health and Safety Monograph Series on Testing and Assesment. 2001;19.
6. Litchfield JT, Wilcoxon F. A simplified method of evaluating dose-effect experiments. Journal of Pharmacology and Experimental Therapeutics. 1949;96(2):99-113.
7. World Health Organization. General Guidelines for Methodologies on Research and Evaluation. WHO; Geneva, Switzerland 2000;35.
8. Nseabasi Etim. Haematological Parameters and Factors Affecting Their Values. Agricultural Science. 2014;2(1):37-47.
9. Kohn DF, Clifford CB. Biology and Diseases of Rats. Laboratory Animal Medicine. 2012;121-165.
10. Tsubuku S, Mochizuki M, Mawatari K, et al. Thirteen-week oral toxicity study of L-lysine hydrochloride in rats. International journal of toxicology. 2004;23(2):113-118.
11. Chen SN, Nan FH, Chen S, et al. Safety assessment of mushroom β-glucan: subchronic toxicity in rodents and mutagenicity studies. Food and Chemical Toxicology. 2011;49(11):2890-2898.
12. Majeed M, Majeed S, Nagabhushanam K, et al. Evaluation of the Safety and Efficacy of a Multienzyme Complex in Patients with Functional Dyspepsia: A Randomized, Double-Blind, Placebo-Controlled Study. Journal of Medicinal Food. 2018;21(11): 1120-1128.