29. Tác dụng của viên nang cứng từ bài thuốc “Dạ dày HĐ” trên bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng có Helicobacter pylory dương tính
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tác dụng điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có Helicobacter pylori dương tính bằng viên nang cứng từ bài thuốc “Dạ dày HĐ” và theo dõi tác dụng không mong muốn của chế phẩm trên lâm sàng và cận lâm sàng. Nghiên cứu can thiệp lâm sàng mở, so sánh trước sau điều trị trên 72 bệnh nhân được chẩn đoán viêm loét dạ dày - tá tràng có Helicobacter pylori dương tính. Bệnh nhân được uống viên nang cứng từ bài thuốc “Dạ dày HĐ”, hàm lượng 500 mg/1 viên, 8 viên/ngày, uống liên tục trong 45 ngày. Kết quả nghiên cứu cho thấy viên nang cứng từ bài thuốc “Dạ dày HĐ” có tác dụng cải thiện các triệu chứng lâm sàng có ý nghĩa thống kê so với trước điều trị như đau tức thượng vị, ăn kém, chán ăn, nôn, buồn nôn, ợ hơi, ợ chua, đầy bụng chậm tiêu (p < 0,05). Mức độ nhiễm Helicobacter pylori trên kết quả mô bệnh học giảm có ý nghĩa thống kê so với trước điều trị (p < 0,05). Tỷ lệ Helicobacter pylori âm tính là 57,8%. Có 5,6% bệnh nhân bị táo bón sau khi sử dụng thuốc. Chưa phát hiện tác dụng không mong muốn của chế phẩm trên cận lâm sàng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Viêm loét dạ dày tá tràng, Helicobacter Pylori, Dạ dày HĐ
Tài liệu tham khảo
2. Li Y, Choi H, Leung K, et al. Global prevalence of Helicobacter pylori infection between 1980 and 2022: a systematic review and meta-analysis. The Lancet Gastroenterology & Hepatology. 2023;8(6):553-564. doi:10.1016/S2468-1253(23)00070-5
3. MH Baghianimoghadam, S Mohamadi, M Baghianimoghadam, et al. Survey on Quality Of Life related factors in patients with Peptic Ulcer based on PRECEDE Model in Yazd, Iran. J Med Life. 2011;4(4):407-411.
4. Narayanan M, Reddy KM, Marsicano E. Peptic Ulcer Disease and Helicobacter pylori infection. Mo Med. 2018;115(3):219-224.
5. Goderska K, Agudo Pena S, Alarcon T. Helicobacter pylori treatment: antibiotics or probiotics. Appl Microbiol Biotechnol. 2018;102(1):1-7. doi:10.1007/s00253-017-853 5-7
6. Vũ Nam, Hoàng Bảo Châu, Nguyễn Khánh Trạch. Đánh giá tác dụng của Chè dây trong điều trị loét dạ dày hành tá tràng trên nội soi, giải phẫu bệnh và lâm sàng. Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học. 187-194.
7. Trần Phương Thủy. Đánh giá độc tính và tác dụng điều trị của viên “Dạ dày HĐ” trên bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính Helicobacter pylori âm tính. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Y Hà Nội. 2019.
8. Nguyễn Anh Chiến. Đánh giá tác dụng của viên “Dạ dày HĐ” trên bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Y Hà Nội. 2020.
9. Nguyễn Thị Thanh Tú, Phạm Thị Huệ. Tác dụng của viên hoàn cứng “Dạ dày HĐ” trong điều trị loét dạ dày tá tràng có Helicobacter pylori âm tính. Tạp chí Y học lâm sàng, Bệnh viện Trung ương Huế. 2023;85. doi: 10.38103/jcmhch.85.11
10. Nghiêm Thị Thanh Hường, Nguyễn Thị Thanh Tú. Độc tính cấp và bán trường diễn của viên nang cứng từ bài thuốc “Dạ dày HĐ” trên thực nghiệm. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2024;174:173-182. doi:10.52852/tcncyh.v174i1.2159
11. Bệnh viện Bạch Mai. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa. Nhà xuất bản Y học. Accessed April 2, 2024.
12. Khoa Y học cổ truyền. Viêm loét dạ dày tá tràng. Bệnh học nội khoa Y học cổ truyền. Nhà xuất bản Y học; 2017.
13. Dixon MF, Genta RM, Yardley JH, et al. Classification and grading of gastritis. The updated Sydney System. International Workshop on the Histopathology of Gastritis, Houston 1994. Am J Surg Pathol. 1996;20(10):1161-1181. doi:10.1097/00000478-199610000-000 01
14. Bộ Y tế. Dược điển Việt Nam V. Nhà xuất bản Y học; 2017.
15. Bùi Thị Xuân, Trần Minh Ngọc, Trần Thanh Hà, và cs. Nghiên cứu tác dụng điều trị viêm loét dạ dày của cao chiết lá Sanchezia nobilis Hook.F trên thực nghiệm. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2022;160(12V1):264-275. doi:10.52852/tcncyh.v160i12V1.1225
16. Wang F, Zhang S, Zhang J, et al. Systematic review of ethnomedicine, phytochemistry, and pharmacology of Cyperi Rhizoma. Front Pharmacol. 2022;13. doi:10.3389/fphar.2022.965902
17. Zahara K, Tabassum S, Sabir S, et al. A review of therapeutic potential of Saussurea lappa-An endangered plant from Himalaya. Asian Pacific Journal of Tropical Medicine. 2014;7:S60-S69. doi:10.1016/S1995-7645(14) 60204-2
18. Song CH, Baek TH, Song CH, et al. A Comparative Study of Sepiae Os, Arcae Concha, Ostreae Concha and Esomeprazole in a Mouse Model of Reflux Esophagitis. J Korean Med. 2018;39(2):92-105. doi:10.13048/jkm.18018
19. Huang CY, Lai WY, Sun MF, et al. Prescription patterns of traditional Chinese medicine for peptic ulcer disease in Taiwan: A nationwide population-based study. J Ethnopharmacol. 2015;176:311-320. doi:10.10 16/j.jep.2015.11.002
20. Phùng Võ Cẩm Hồng, Huỳnh Văn Biết, Trương Quang Toản, và cs. Phân tích thành phần hóa thực vật và xác định khả năng chống oxy hóa và kháng khuẩn của dịch chiết từ lá của cây khôi nhung (Ardisia silvestris Pitard). Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển. 2020;19(4):28-35. doi:10.52997/jad.4.04.2020
21. Phạm Văn Tuyến, Vũ Nam. Đánh giá tác dụng của chè tan “Hương sa lục quân” trong điều trị viêm dạ dày mạn tính nhiễm Helicobacter pylori. Y dược học Cổ truyền Việt Nam. 2014;41:32-40.
22. Phạm Bá Tuyến, Phạm Thị Hoa, Vũ Văn Khiên, và cs. So sánh hiệu quả điều trị loét hành tá tràng có nhiễm Helicobacter pylori bằng phác đồ HPmax và phác đồ OAC. Y học thực hành. 2013;879(9):125-128.