15. Kết quả gần phẫu thuật nội soi cắt khối tá tụy theo hướng tiếp cận từ phía bên trái động mạch mạc treo tràng trên trước tiên

Nguyễn Hàm Hội, Nguyễn Thành Khiêm, Lê Văn Duy, Đỗ Văn Minh, Lương Tuấn Hiệp, Nguyễn Đăng Vững, Trịnh Hồng Sơn

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Ứng dụng phẫu thuật nội soi cắt khối tá tụy và tiếp động mạch mạc treo tràng trên trước tiên từ phía bên trái trong mổ mở cắt khối tá tụy đã được chứng minh hiệu quả giúp người bệnh hồi phục sớm sau mổ, đạt tỷ lệ R0 cao hơn. Mục đích của nghiên cứu là đánh giá kết hợp tiếp cận động mạch mạc treo tràng trên trước tiên trong phẫu thuật nội soi cắt khối tá tụy liệu có khả thi không. Nghiên cứu tiến cứu, can thiệp không đối chứng kết quả gần của 37 người bệnh ung thư biểu mô vùng tá tràng đầu tụy giai đoạn có thể cắt bỏ từ 1/2021 - 12/2023 ứng dụng phẫu thuật nội soi cắt khối tá tụy có tiếp cận động mạch mạc treo tràng trên trước từ phía bên trái. Kết quả cho thấy: tai biến chứng trong mổ 10,8% (trong đó 5,4% tổn thương động mạch đại tràng giữa, 2,7% tổn thương tĩnh mạch cửa, 2,7% tổn thương tĩnh mạch mạc treo tràng trên), chuyển mổ mở 2,7%, rò tụy sau mổ 24,3% (2,7% rò tụy độ B), chảy máu sau mổ 10,8%, chậm lưu thông dạ dày 5,4%, rò dưỡng chấp 18,9%, phân độ theo Clavien - Dindo độ III trở lên 10,8%, không có người bệnh tử vong, nặng về. Thời gian nằm viện trung bình 14,3 ngày. Kết luận: phẫu thuật nội soi cắt khối tá tụy bước đầu cho thấy khả thi, với tỷ lệ tai biến trong mổ và biến chứng sau mổ từ độ III trở lên không cao. Tuy nhiên, cần có các nghiên cứu so sánh đối chứng để đưa ra kết luận chính xác hơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Jiang X, Yu Z, Ma Z, et al. Superior mesenteric artery first approach can improve the clinical outcomes of pancreaticoduodenectomy: A meta-analysis. Int J Surg. 2020;73:14-24.
2. Kamarajah SK, Bundred JR, Marc OS, et al. A systematic review and network meta-analysis of different surgical approaches for pancreaticoduodenectomy. HPB (Oxford). 2020;22(3):329-339.
3. Nguyễn Hàm Hội, Nguyễn Thành Khiêm, Đặng Kim Khuê, và cs. Phẫu thuật nội soi toàn bộ cắt khối tá tuỵ, nhân trường hợp đầu tiên thực hiện tại bệnh viện Bạch Mai, nhìn lại y văn về chỉ định và kết quả điều trị. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2022;155(7):193-202.
4. Khiem NT, Hoi HH, Hiep LT, et al. Total laparoscopic pancreaticoduodenectomy with left posterior superior mesenteric artery first-approach and plexus-preserving circumferential lymphadenectomy: step-by-step technique with a surgical case report (with video). World J Surg Oncol. 2022;20(1):269.
5. Nguyễn Hàm Hội, Nguyễn Thành Khiêm, Trịnh Hồng Sơn, và cs. Ứng dụng tiếp cận động mạch mạc treo tràng trên từ phía bên trái trong phẫu thuật nội soi cắt khối tá tuỵ. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2023;168(7):44-56.
6. Inoue Y, Saiura A, Yoshioka R, et al. Pancreatoduodenectomy With Systematic Mesopancreas Dissection Using a Supracolic Anterior Artery-first Approach. Ann Surg. 2015;262(6):1092-1101.
7. Bassi C, Marchegiani G, Dervenis C, et al. The 2016 update of the International Study Group (ISGPS) definition and grading of postoperative pancreatic fistula: 11 Years After. Surgery. 2017;161(3):584-591.
8. Wente MN, Veit JA, Bassi C, et al. Postpancreatectomy hemorrhage (PPH): an International Study Group of Pancreatic Surgery (ISGPS) definition. Surgery. 2007;142(1):20-25.
9. Wente MN, Bassi C, Dervenis C, et al. Delayed gastric emptying (DGE) after pancreatic surgery: A suggested definition by the International Study Group of Pancreatic Surgery (ISGPS). Surgery. 2007;142(5):761-768.
10. Besselink MG, van Rijssen LB, Bassi C, et al. Definition and classification of chyle leak after pancreatic operation: A consensus statement by the International Study Group on Pancreatic Surgery. Surgery. 2017;161(2):365-372.
11. Tian F, Wang YZ, Hua SR, et al. Laparoscopic assisted pancreaticoduodenectomy: an important link in the process of transition from open to total laparoscopic pancreaticoduodenectomy. BMC Surg. 2020;20(1):89.
12. Jun Suh Lee M, Jae Hyun Han, Gun Hyung Na M, et al. Laparoscopic Pancreaticoduodenectomy Assisted by Mini-Laparotomy. Surg Laparosc Endosc Percutan Tech. 2013;23:98-102.
13. Son TQ, Hoc TH, Quyet NT, et al. Efficacy of laparoscopic-assisted pancreaticoduodenectomy in Vietnamese patients with periampullary of Vater malignancies: A single-institution prospective study. Ann Med Surg (Lond). 2021;69:102742.
14. Ricci C, Casadei R, Taffurelli G, et al. Minimally Invasive Pancreaticoduodenectomy: What is the Best “Choice”? A Systematic Review and Network Meta-analysis of Non-randomized Comparative Studies. World J Surg. 2018;42(3):788-805.
15. Choi M, Hwang HK, Lee WJ, et al. Total laparoscopic pancreaticoduodenectomy in patients with periampullary tumors: A learning curve analysis. Surg Endosc. 2021;35(6):2636-2644.
16. Sameer A Rege, Ketan F Kshirsagar, Jayati J Churiwala, et al. Total Laparoscopic Pancreaticoduodenectomy. A Single-center Experience of 33 Cases in Patients with Periampullary Tumor Lessons Learnt. World Journal of Laparoscopic Surgery. 2020;13(2).
17. Boggi U, Amorese G, Vistoli F, et al. Laparoscopic pancreaticoduodenectomy: a systematic literature review. Surg Endosc. 2015;29(1):9-23.
18. Pisey Chantha, Nguyễn Thành Khiêm, Nguyễn Hàm Hội, và cs. Đánh giá kết quả kỹ thuật nối tụy - ruột kiểu Blumgart theo Satoi cải biên trong phẫu thuật cắt khối tá tụy tại Bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí Khoa học công nghệ Việt Nam. 2024;66(2):14-19.
19. Jiang YL, Zhang RC, Zhou YC. Comparison of overall survival and perioperative outcomes of laparoscopic pancreaticoduodenectomy and open pancreaticoduodenectomy for pancreatic ductal adenocarcinoma: A systematic review and meta-analysis. BMC Cancer. 2019;19(1):781.
20. Chen K, Pan Y, Mou Y-p, et al. Total laparoscopic versus open pancreaticoduodenectomy for pancreatic ductal adenocarcinoma: a propensity score matching analysis with meta-analysis. BMC Cancer. 2021;21(382):1-25.
21. Trịnh Hồng Sơn, Phạm Thế Anh, Nguyễn Tiến Quyết, và cs. Phân tích các nguyên nhân dẫn tới tử vong sau cắt khối tá tụy. Tạp chí Y học thực hành. 2010;4:121-124.
22. Kim YH. Management and prevention of delayed gastric emptying after pancreaticoduodenectomy. Korean J Hepatobiliary Pancreat Surg. 2012;16:1-6.
23. Inoue Y, Saiura A, Oba A, et al. Optimal extent of superior mesenteric artery dissection during pancreaticoduodenectomy for pancreatic cancer: Balancing surgical and oncological safety. Journal of Gastrointestinal Surgery. 2019;23(7):1373-1383.