42. Sử dụng đoạn mạch máu tự thân của người hiến tạo hình tĩnh mạch cửa trong ghép gan ở trẻ em: Báo cáo hai trường hợp
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Ghép gan cho trẻ em là phương pháp điều trị cuối cùng có hiệu quả cho trẻ em xơ gan, bệnh gan giai đoạn cuối, u gan và một số bệnh lý chuyển hóa. Đặc điểm tĩnh mạch cửa ở trẻ em xơ gan thường nhỏ và xơ cứng do hậu quả của tăng áp lực tĩnh mạch cửa kéo dài, lưu lượng máu qua tĩnh mạch cửa thấp hoặc những can thiệp phẫu thuật trước đó. Chúng tôi báo cáo hồi cứu hai trường hợp người bệnh 16 tháng và người bệnh 43 tháng với chẩn đoán: Xơ gan, bệnh gan giai đoạn cuối/ Teo mật đã phẫu thuật Kasai có hẹp tĩnh mạch cửa được phẫu thuật ghép gan sử dụng mảnh ghép gan trái từ người cho sống và thay thế tĩnh mạch cửa bằng đoạn tĩnh mạch chậu ngoài của người hiến. Kết quả sau mổ: cả 2 người bệnh diễn biến ổn định, tốc độ dòng chảy qua tĩnh mạch cửa bình thường, không phát hiện hẹp, tắc hay huyết khối. Theo dõi xa 01 người bệnh tháng thứ 52 và 01 người bệnh tháng thứ 7, lâm sàng ổn định, siêu âm doppler tĩnh mạch cửa dòng chảy trong giới hạn bình thường, không huyết khối. Đồng thời tìm hiểu y văn về chỉ định, mô tả đặc điểm kỹ thuật và kết quả thay thế tĩnh mạch cửa trong ghép gan từ người cho sống cho trẻ em. Việc thay thế tĩnh mạch cửa ở trẻ em có hẹp tĩnh mạch cửa bằng đoạn mạch tự thân của người hiến có thể thực hiện an toàn với kết quả ban đầu tốt.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Ghép gan trẻ em, tạo hình tĩnh mạch cửa, ghép gan từ người hiến sống
Tài liệu tham khảo
2. Kiuchi T, Kasahara M, Uryuhara K, et al. Impact of graft size mismatching on graft prognosis in liver transplantation from living donors. Transplantation. 1999;67(2):321-327. doi:10.1097/00007890-199901270-00024.
3. Saad S, Tanaka K, Inomata Y, et al. Portal vein reconstruction in pediatric liver transplantation from living donors. Ann Surg. 1998;227(2):275-281. doi:10.1097/00000658-199802000-00018.
4. Sakamoto S, Uchida H, Kitajima T, et al. The Outcomes of Portal Vein Reconstruction With Vein Graft Interposition in Pediatric Liver Transplantation for Small Children With Biliary Atresia. Transplantation. 2020;104(1):90-96. doi:10.1097/TP.0000000000002793.
5. Lee KW, Lee DS, Lee HH, et al. Interposition vein graft in living donor liver transplantation. Transplant Proc. 2004;36(8):2261-2262. doi:10.1016/j.transproceed.2004.08.079.
6. Mitchell A, John PR, Mayer DA, et al. Improved technique of portal vein reconstruction in pediatric liver transplant recipients with portal vein hypoplasia. Transplantation. 2002;73(8):1244-1247. doi:10.1097/00007890-200204270-00009.
7. Kanazawa H, Sakamoto S, Fukuda A, et al. Portal vein reconstruction in pediatric living donor liver transplantation for patients younger than 1 year with biliary atresia. J Pediatr Surg. 2012;47(3):523-527. doi:10.1016/j.jpedsurg.2011.09.036.
8. Sabra TA, Okajima H, Yoshizawa A, et al. Portal vein reconstruction using vein grafts in pediatric living donor liver transplantation: Current status. Pediatr Transplant. 2017;21(3):e12888. doi:10.1111/petr.12888.
9. Sakamoto S, Shimizu S, Uchida H, et al. Portal vein pressure and flow modulation in pediatric liver transplantation. Pediatr Transplant. 2023;27(7):e14563.. doi:10.1111/petr.14563.