Đánh giá tác dụng chống viêm, giảm đau và cầm máu của “Viên trĩ HV” trên động vật thực nghiệm

Trần Thái Hà, Đỗ Thị Hường

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tác dụng chống viêm, giảm đau và cầm máu của “Viên trĩ HV” trên thực nghiệm. Nghiên cứu thực nghiệm, có đối chiếu với nhóm chứng. Khảo sát tác dụng chống viêm trực tràng trên mô hình chuột cống trắng gây trĩ, “Viên trĩ HV” được dùng ở liều 0,7 g/kg/ngày và 1,4 g/kg/ngày, mức độ viêm tại chỗ được đánh giá bởi hình ảnh đại thể, chỉ số trực tràng, mức độ thoát mạch vào mô trực tràng xác định bằng lượng xanh evans (evans blue) có trong mô trực tràng, và hình ảnh vi thể của trực tràng.Nghiên cứu tác dụng giảm đau trên mô hình gây đau quặn bụng bằng acid acetic, “Viên trĩ HV” được dùng ở liều 1,2 g/kg/ngày và 2,4 g/kg/ngày trên chuột nhắt (tương đương liều dùng trên lâm sàng và gấp 2 liều lâm sàng) để nghiên cứu tác dụng giảm đau trên thực nghiệm. Đánh giá tác dụng cầm máu trên mô hình gây chảy máu do cắt đuôi chuột cống trắng, “Viên trĩ HV” được dùng ở liều 0,7 g/kg/ngày và 1,4 g/kg/ngày, tác dụng cầm máu được đánh giá dựa trên thời gian chảy máu và lượng máu mất. Kết quả nghiên cứu cho thấy viên nang cứng “Viên trĩ HV” dùng liều 0,7 g/kg/ngày và 1,4 g/kg/ngày có tác dụng chống viêm trên mô hình gây trĩ ở chuột cống trắng bằng dung dịch croton oil và có tác dụng cầm máu, làm rút ngắn thời gian chảy máu, tác dụng này của chế phẩm tương đương với thuốc tham chiếu carbazochrom 12mg/kg/ngày. Viên nang cứng “Viên trĩ HV” dùng trên chuột nhắt trắng liều 1,2 g/kg/ ngày và 2,4 g/kg/ngày làm giảm đau rõ rệt trên mô hình gây đau quặn bằng acid acetic. Nghiên cứu có thể kết luận “Viên trĩ HV” có tác dụng chống viêm, giảm đau và cầm máu trên thực nghiệm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Chen H, ed. Illustrative Handbook of General Surgery. London: Springer-Verlag; 2010. doi:10.1007/978-1-84882-089-0
2. American Gastroenterological Association medical position statement: Diagnosis and treatment of hemorrhoids 1. Gastroenterology. 2004; 126(5): 1461-1462. doi:10.1053/j.gastro.2004.03.001
3. Sun Z, Migaly J. Review of Hemorrhoid Disease: Presentation and Management. Clin Colon Rectal Surg. 2016; 29(01): 022-029. doi:10.1055/s-0035-1568144
4. Lee J-H, Kim H-E, Kang J-H, Shin J-Y, Song Y-M. Factors associated with hemorrhoids in korean adults: korean national health and nutrition examination survey. Korean J Fam Med. 2014; 35(5): 227-236. doi:10.4082/kjfm.2014.35.5.227
5. Riss S, Weiser FA, Schwameis K, et al. The prevalence of hemorrhoids in adults. Int J Colorectal Dis. 2012; 27(2): 215-220. doi:10.1007/s00384-011-1316-3
6. ElBatea H, Enaba M, ElKassas G, El-Kalla F, Elfert AA. Indications and Outcome of Colonoscopy in the Middle of Nile Delta of Egypt. Dig Dis Sci. 2011; 56(7): 2120-2123. doi:10.1007/s10620-010-1538-1
7. Nguyễn Mạnh Nhâm NXH. Điều tra bệnh trĩ ở miền Bắc Việt Nam: Dịch tễ học và các biện pháp phòng bệnh - điều trị hiện nay. Tạp chí Hậu môn - Trực tràng. 2004;6.
8. Bộ Y tế. Dược Điển Việt Nam 5. NXB Y học Hà Nội; 2017.
9. Faujdar S, Sati B, Sharma S, Pathak AK, Paliwal SK. Phytochemical evaluation and anti-hemorrhoidal activity of bark of Acacia ferruginea DC. Journal of Traditional and Complementary Medicine. 2019; 9(2): 85-89. doi:10.1016/j.jtcme.2018.02.003
10. Koster, R., Anderson, M. and De Beer, E.J. Acetic Acid for Analgesic Screening. Federation Proceedings, 1959, 18, 412-417.
11. Liu Y, Jennings NL, Dart AM, Du X-J. Standardizing a simpler, more sensitive and accurate tail bleeding assay in mice. World J Exp Med. 2012; 2(2): 30-36. doi:10.5493/wjem.v2.i2.30
12. Seo CS, Lim HS, Ha H, Jin SE, Shin HK. Quantitative analysis and anti-inflammatory effects of Gleditsia sinensis thorns in RAW 264.7 macrophages and HaCaT keratinocytes. Mol Med Rep. 2015; 12(3): 4773-4781. doi:10.3892/mmr.2015.3936
13. Silva IS, Nicolau LAD, Sousa FBM, et al. Evaluation of anti-inflammatory potential of aqueous extract and polysaccharide fraction of Thuja occidentalis Linn. in mice. Int J Biol Macromol. 2017; 105(Pt 1): 1105-1116. doi:10.1016/j.ijbiomac.2017.07.142
14. Kim BH, Chung EY, Ryu J-C, Jung S-H, Min KR, Kim Y. Anti-inflammatory mode of isoflavone glycoside sophoricoside by inhibition of interleukin-6 and cyclooxygenase-2 in inflammatory response. Arch Pharm Res. 2003; 26(4): 306-311. doi:10.1007/BF02976960
15. Wu SB, Pang F, Wen Y, Zhang HF, Zhao Z, Hu JF. Antiproliferative and apoptotic activities of linear furocoumarins from Notopterygium incisum on cancer cell lines. Planta Med. 2010; 76(1): 82-85. doi:10.1055/s-0029-1185971
16. Chun JM, Kim HS, Lee AY, Kim S-H, Kim HK. Anti-Inflammatory and Antiosteoarthritis Effects of Saposhnikovia divaricata ethanol Extract: In Vitro and In Vivo Studies. Evid Based Complement Alternat Med. 2016:1984238. doi:10.1155/2016/1984238
17. Matsuda H, Ido Y, Hirata A, et al. Antipruritic effect of Cnidii Monnieri Fructus (fruits of Cnidium monnieri CUSSON). Biol Pharm Bull. 2002; 25(2): 260-263. doi:10.1248/bpb.25.260
18. Matsuda H, Tomohiro N, Ido Y, Kubo M. Anti-allergic effects of cnidii monnieri fructus (dried fruits of Cnidium monnieri) and its major component, osthol. Biol Pharm Bull. 2002; 25(6): 809-812. doi:10.1248/bpb.25.809
19. Okuyama E, Hasegawa T, Matsushita T, Fujimoto H, Ishibashi M, Yamazaki M. Analgesic components of saposhnikovia root (Saposhnikovia divaricata). Chem Pharm Bull (Tokyo). 2001; 49(2): 154-160. doi:10.1248/cpb.49.154
20. Okuyama E, Nishimura S, Ohmori S, Ozaki Y, Satake M, Yamazaki M. Analgesic component of Notopterygium incisum Ting. Chem Pharm Bull (Tokyo). 1993; 41(5): 926-929. doi:10.1248/cpb.41.926
21. Shi S-Y, Zhou Q, He Z-Q, et al. Traditional Chinese medicine (Liang-Xue-Di-Huang Decoction) for hemorrhoid hemorrhage: Study Protocol Clinical Trial (SPIRIT Compliant). Medicine (Baltimore). 2020; 99(16):e19720. doi:10.1097/MD.0000000000019720
22. Ishida H, Umino T, Tsuji K, Kosuge T. Studies on antihemorrhagic substances in herbs classified as hemostatics in Chinese medicine. VI. On the antihemorrhagic principle in Sophora japonica L. Chem Pharm Bull (Tokyo). 1987; 35(2): 857-860. doi:10.1248/cpb.35.857
23. Li H, Yuan G, Jin Y, Li R, Wang L, Wang S. [Experimental study on hemostatic effect of flos sophorae and its extracts]. Zhongguo Zhong Xi Yi Jie He Za Zhi. 2004; 24(11): 1007-1009.
24. Đỗ Tất Lợi. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. NXB Thời đại; 2015.