24. Kết quả phẫu thuật nội soi cắt túi mật do viêm túi mật cấp có sử dụng ống hút nội soi để phẫu tích: Hồi cứu 198 ca bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Viêm túi mật cấp là tổn thương phức tạp do biến đổi về giải phẫu, viêm dính, sỏi kẹt cổ gây khó khăn khi mổ nội soi ngay cả với các phẫu thuật viên có kinh nghiệm. Nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi có sử dụng ống hút nội soi trong điều trị viêm túi mật cấp. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu mô tả các ca bệnh được mổ từ tháng 1/2020 đến 4/2024 tại Bệnh viện Bạch Mai. Tổng số 198 người bệnh (gồm 144 nam và 54 nữ). Tuổi trung vị là 62 tuổi, (IQR, 47,2 - 73,5). Tiêu chuẩn an toàn (Critical View of Safety - CVS) đạt được ở 135 bệnh nhân (68,1%). Tổn thương trong mổ của túi mật với đặc điểm viêm phù nề, viêm mủ và viêm hoại tử lần lượt là 70,1%, 11,2% và 18,7%. Thời gian phẫu tích tam giác Calot và thời gian mổ lần lượt là 34 phút (IQR, 26 - 41) và 56,5 phút (IQR, 49,2 - 67). Tỷ lệ cắt túi mật toàn bộ và cắt túi mật gần toàn bộ (sub total cholecystectomy) lần lượt là 89,8% và 10,2%. Biến chứng chảy máu phải mổ lại và rò mật lần lượt là 0,5% và 1,01%. Thời gian nằm viện là 4 ngày (IQR, 3 - 5). Nghiên cứu cho thấy ống hút nội soi được sử dụng hiệu quả để cắt bỏ túi mật viêm cấp .Biến chứng ít, nhẹ, tỷ lệ mổ lại thấp và không tử vong.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
viêm túi mật cấp, phẫu thuật nội soi, ống hút nội soi, biến chứng, rò mật, chảy máu
Tài liệu tham khảo
2. Pisano M, Allievi N, Gurusamy K, et al. 2020 World Society of Emergency Surgery updated guidelines for the diagnosis and treatment of acute calculus cholecystitis. World J Emerg Surg. 2020;15(1):61.
3. Coccolini F, Solaini L, Binda C, et al. Laparoscopic Cholecystectomy in Acute Cholecystitis: Refining the Best Surgical Timing Through Network Meta-Analysis of Randomized Trials. Surg Laparosc Endosc Percutan Tech. 2022;32(6):755-763.
4. Chatterjee A, Kumar R, Chattoraj A. Three-Port Laparoscopic Cholecystectomy as a Safe and Feasible Alternative to the Conventional Four-Port Laparoscopic Cholecystectomy. Cureus. 2024;16(1):e52196.
5. Gupta V, Jain G. Safe laparoscopic cholecystectomy: Adoption of universal culture of safety in cholecystectomy. World J Gastrointest Surg. 2019;11(2):62-84.
6. Mischinger H-J, Wagner D, Kornprat P, et al. The “critical view of safety (CVS)” cannot be applied-What to do? Strategies to avoid bile duct injuries. European Surgery. 2021;53(3):99-105.
7. Yamashita Y, Takada T, Strasberg SM, et al. TG13 surgical management of acute cholecystitis. J Hepatobiliary Pancreat Sci. 2013;20(1):89-96.
8. Alius C, Serban D, Bratu DG, et al. When Critical View of Safety Fails: A Practical Perspective on Difficult Laparoscopic Cholecystectomy. Medicina (Kaunas). 2023;59(8).
9. Bhandari TR, Khan SA, Jha JL. Prediction of difficult laparoscopic cholecystectomy: An observational study. Ann Med Surg (Lond). 2021;72:103060.
10. Ozsan I, Yoldas O, Karabuga T, et al. Early laparoscopic cholecystectomy with continuous pressurized irrigation and dissection in acute cholecystitis. Gastroenterol Res Pract. 2015;2015:734927.
11. Wakabayashi G, Iwashita Y, Hibi T, et al. Tokyo Guidelines 2018: surgical management of acute cholecystitis: safe steps in laparoscopic cholecystectomy for acute cholecystitis (with videos). J Hepatobiliary Pancreat Sci. 2018;25(1):73-86.
12. Teixeira JP, Saraiva AC, Cabral AC, et al. Conversion factors in laparoscopic cholecystectomy for acute cholecystitis. Hepatogastroenterology. 2000;47(33):626-630.
13. Kim JH, Kim JW, Jeong IH, et al. Surgical outcomes of laparoscopic cholecystectomy for severe acute cholecystitis. J Gastrointest Surg. 2008;12(5):829-835.
14. Yuval JB, Mizrahi I, Mazeh H, et al. Delayed Laparoscopic Cholecystectomy for Acute Calculous Cholecystitis: Is it Time for a Change? World J Surg. 2017;41(7):1762-1768.
15. Shang P, Liu B, Li X, et al. A practical new strategy to prevent bile duct injury during laparoscopic cholecystectomy. A single-center experience with 5539 cases. Acta Cir Bras. 2020;35(6):e202000607.
16. Serban D, Socea B, Balasescu SA, et al. Safety of Laparoscopic Cholecystectomy for Acute Cholecystitis in the Elderly: A Multivariate Analysis of Risk Factors for Intra and Postoperative Complications. Medicina (Kaunas). 2021;57(3).
17. Strasberg SM, Brunt LM. The Critical View of Safety: Why It Is Not the Only Method of Ductal Identification Within the Standard of Care in Laparoscopic Cholecystectomy. Ann Surg. 2017;265(3):464-465.
18. Strasberg SM. A three-step conceptual roadmap for avoiding bile duct injury in laparoscopic cholecystectomy: an invited perspective review. J Hepatobiliary Pancreat Sci. 2019;26(4):123-127.
19. Renz BW, Bosch F, Angele MK. Bile Duct Injury after Cholecystectomy: Surgical Therapy. Visc Med. 2017;33(3):184-190.
20. Prakash K, Jacob G, Lekha V, et al. Laparoscopic cholecystectomy in acute cholecystitis. Surg Endosc. 2002;16(1):180-183.
21. Bundgaard NS, Bohm A, Hansted AK, et al. Early laparoscopic cholecystectomy for acute cholecystitis is safe regardless of timing. Langenbecks Arch Surg. 2021;406(7):2367-2373.
22. Madni TD, Leshikar DE, Minshall CT, et al. The Parkland grading scale for cholecystitis. Am J Surg. 2018;215(4):625-630.
23. Lee W, Jang JY, Cho JK, et al. Does surgical difficulty relate to severity of acute cholecystitis? Validation of the parkland grading scale based on intraoperative findings. Am J Surg. 2020;219(4):637-641.
24. Shrestha A, Bhattarai A, Tamrakar KK, et al. Utility of the Parkland Grading Scale to determine intraoperative challenges during laparoscopic cholecystectomy: a validation study on 206 patients at an academic medical center in Nepal. Patient Saf Surg. 2023;17(1):12.
25. Low SW, Iyer SG, Chang SK, et al. Laparoscopic cholecystectomy for acute cholecystitis: safe implementation of successful strategies to reduce conversion rates. Surg Endosc. 2009;23(11):2424-2429.