2. Xác định đột biến gen EIF4G1 trên bệnh nhân Parkinson

Vũ Thị Chinh, Phạm Lê Anh Tuấn, Lê Hạ Long Hải, Nguyễn Hoàng Việt, Trần Nguyễn Thanh Hằng, Trần Huy Thịnh , Trần Vân Khánh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Bệnh Parkinson là bệnh thoái hóa thần kinh trung ương phổ biến thứ hai thế giới sau bệnh Alzheimer, ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát cơ, giữ thăng bằng và vận động tự chủ của bệnh nhân. Gen EIF4G1 là một thành phần của phức hợp eIF4F, cần thiết trong việc điều hòa quá trình dịch mã ATF4 mRNA mã hóa ty thể, sự sống của tế bào, và các gen tăng trưởng để đáp ứng với các căng thẳng khác nhau. Các đột biến trên gen EIF4G1 gần đây đã được xác định là nguyên nhân gây ra bệnh Parkinson khởi phát muộn chi phối trên nhiễm sắc thể thường (PARK18), tuy nhiên vai trò của nó trong quá trình thoái hóa thần kinh liên quan đến Parkinson vẫn chưa rõ ràng. Vì vậy, nghiên cứu được thực hiện với mục đích xác định các đột biến của gen EIF4G1 ở bệnh nhân Parkinson bằng kỹ thuật giải trình tự gen Sanger. Nghiên cứu tiến hành trên 30 bệnh nhân Parkinson với độ tuổi trung bình 53,97 ± 7,35 tuổi, tỷ lệ nam/nữ = 1,31. Nhóm nghiên cứu đã phát hiện các đột biến điểm trên gen EIF4G1 với tỷ lệ 16,66% tương ứng 5/30 bệnh nhân mang 5 dạng đột biến khác nhau. Nghiên cứu có ý nghĩa trong hỗ trợ trong tư vấn di truyền, phát triển các phương pháp trị liệu và đóng góp vào cơ sở dữ liệu bệnh Parkinson tại Việt Nam.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Rui Q, Ni H, Li D, et al. The Role of LRRK2 in Neurodegeneration of Parkinson Disease. Curr Neuropharmacol. 2018;16(9):1348-1357. doi:10.2174/1570159X16666180222165418
2. Coskuner-Weber O, Uversky VN. Insights into the Molecular Mechanisms of Alzheimer’s and Parkinson’s Diseases with Molecular Simulations: Understanding the Roles of Artificial and Pathological Missense Mutations in Intrinsically Disordered Proteins Related to Pathology. Int J Mol Sci. 2018;19(2):336. doi:10.3390/ijms19020336
3. Tysnes OB, Storstein A. Epidemiology of Parkinson’s disease. J Neural Transm (Vienna). 2017;124(8):901-905. doi:10.1007/s00702-017-1686-y
4. Funayama M, Nishioka K, Li Y, et al. Molecular genetics of Parkinson’s disease: Contributions and global trends. J Hum Genet. 2023;68(3):125-130. doi:10.1038/s10038-022-01058-5
5. Deng H, Wu Y, Jankovic J. The EIF4G1 gene and Parkinson’s disease. Acta Neurol Scand. 2015;132(2):73-78. doi:10.1111/ane.12397
6. Fahn S. The history of dopamine and levodopa in the treatment of Parkinson’s disease. Mov Disord. 2008;23 Suppl 3:S497-508. doi:10.1002/mds.22028
7. Huttenlocher J, Krüger R, Capetian P, et al. EIF4G1 is neither a strong nor a common risk factor for Parkinson’s disease: evidence from large European cohorts: Table1. J Med Genet. 2015;52(1):37-41. doi:10.1136/jmedgenet-2014-102570
8. Nishioka K, Funayama M, Vilariño-Güell C, et al. EIF4G1 gene mutations are not a common cause of Parkinson’s disease in the Japanese population. Parkinsonism & Related Disorders. 2014;20(6):659-661. doi:10.1016/j.parkreldis.2014.03.004
9. Richards S, Aziz N, Bale S, et al. Standards and guidelines for the interpretation of sequence variants: a joint consensus recommendation of the American College of Medical Genetics and Genomics and the Association for Molecular Pathology. Genet Med. 2015;17(5):405-424. doi:10.1038/gim.2015.30