11. Xác định tỷ lệ nhiễm ebv, hpv trong mô sinh thiết ung thư vòm họng và bước đầu đánh giá kết quả điều trị

Phạm Anh Tuấn, Nguyễn Đình Phúc, Trần Vân Khánh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu của chúng tôi xác định tỷ lệ nhiễm virus Epstein-Barr (EBV) và Human Papiloma Virus (HPV) trong ung thư vòm mũi họng (UTVMH) và bước đầu đánh giá kết quả điều trị. Nghiên cứu thực hiện từ tháng 10/2019 đến tháng 4/2024, 30 bệnh nhân ung thư vòm mũi họng được điều trị bằng xạ trị và hóa trị tại Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương và các mẫu mô được xét nghiệm sinh học phân tử để xác định EBV và HPV. Kết quả tuổi trung bình của 30 bệnh nhân là 52,03 ± 12,36 tuổi. Tỷ lệ Nam/nữ = 3,2. Tiền sử hút thuốc lá là 46,7%. Giai đoạn T1 (20%), T2 (30%), T3 (13,7%), T4 (36,3%). Giai đoạn N0 (26,7%), N1(26,7%), N2(43,3%), N3 (3,3%). Tỷ lệ nhiễm EBV là 63,3%, tỷ lệ nhiễm HPV là 16,7%. Tỷ lệ sống thêm toàn bộ 3 năm là 73,3%. Tỷ lệ sống thêm không bệnh 3 năm là 69,7%. Nhóm EBV-/HPV+ có tỷ lệ sống thêm toàn bộ và không bệnh cao hơn 3 nhóm EBV+/HPV-, EBV+/HPV+, EBV-/HPV-, có ý nghĩa thống kê. Ung thư vòm mũi họng trong kỷ nguyên hiện nay liên quan chặt chẽ đến nhiễm virus EBV và HPV. Nhóm bệnh nhân ung thư vòm họng nhiễm HPV đơn thuần cho kết quả điều trị và sống thêm tốt hơn so với các nhóm không mắc HPV, hoặc mắc EBV hoặc mắc cả 2 virus này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Wu SS, Chen B, Fleming CW, et al. Nasopharyngeal cancer: Incidence and prognosis of human papillomavirus and Epstein–Barr virus association at a single North American institution. Head & Neck. 2022; 44(4): 851-861.
2. Tang L-L, Chen W-Q, Xue W-Q, et al. Global trends in incidence and mortality of nasopharyngeal carcinoma. Cancer letters. 2016; 374(1): 22-30.
3. Dogan S, Hedberg ML, Ferris RL, Rath TJ, Assaad AM, Chiosea SI. Human papillomavirus and Epstein-Barr virus in nasopharyngeal carcinoma in a low-incidence population. Head & neck. 2014; 36(4): 511-516.
4. Verma V, Simone CB, Lin C. Human papillomavirus and nasopharyngeal cancer. Head & Neck. 2018; 40(4): 696-706.
5. Tham T, Machado R, Russo DP, Herman SW, Teegala S, Costantino P. Viral markers in nasopharyngeal carcinoma: A systematic review and meta-analysis on the detection of p16INK4a, human papillomavirus (HPV), and Ebstein-Barr virus (EBV). American Journal of Otolaryngology. 2021; 42(1): 102762.
6. Chang ET, Ye W, Zeng Y-X, Adami H-O. The evolving epidemiology of nasopharyngeal carcinoma. Cancer Epidemiology, Biomarkers & Prevention. 2021; 30(6): 1035-1047.
7. Wu Q, Wang M, Liu Y, et al. HPV positive status is a favorable prognostic factor in non-nasopharyngeal head and neck squamous cell carcinoma patients: a retrospective study from the surveillance, epidemiology, and end results database. Frontiers in oncology. 2021; 11: 688615.
8. Verma N, Patel S, Osborn V, et al. Prognostic significance of human papillomavirus and Epstein-Bar virus in nasopharyngeal carcinoma. Head & neck. 2020; 42(9): 2364-2374.
9. Salehiniya H, Mohammadian M, Mohammadian-Hafshejani A, Mahdavifar N. Nasopharyngeal cancer in the world: epidemiology, incidence, mortality and risk factors. WCRJ. 2018; 5(1): e1046.
10. Huang WB, Chan JYW, Liu DL. Human papillomavirus and World Health Organization type III nasopharyngeal carcinoma: Multicenter study from an endemic area in Southern China. Cancer. 2018; 124(3): 530-536.
11. King A, Teo P, Lam W, Leung S, Metreweli C. Paranasopharyngeal space involvement in nasopharyngeal cancer: dectection by CT and MRI. Clinical Oncology. 2000; 12(6): 397-402.
12. Nguyễn Thị Liên. Xác định type HPV trên bệnh nhân ung thư vòm họng. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Y Hà Nội.; 2021.