14. Đánh giá hiệu quả của SNP Array để phát hiện các bất thường di truyền ở thai chậm phát triển trong tử cung
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Thai chậm phát triển trong tử cung là một bệnh lý sản khoa phức tạp và khá phổ biến, hậu quả để lại nặng nề nếu có kèm theo các bất thường về di truyền. Việc phát hiện sớm tình trạng chậm phát triển và xác định các bất thường di truyền kèm theo sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình theo dõi và điều trị sau này. Nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ 2021 - 2023 nhằm xác định và tìm kiếm những nguyên nhân về di truyền gây ra tình trạng chậm phát triển ở thai. Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả hồi cứu loạt trường hợp được chẩn đoán chậm phát triển thông qua siêu âm và được tư vấn chỉ định chọc ối làm xét nghiệm di truyền để tìm kiếm các bất thường. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 153 trường hợp thai chậm phát triển, tuổi thai trung bình 28,75 ± 5,48 tuần, 46% trường hợp được chẩn đoán chậm phát triển trước 29 tuần, 51% thực hiện chọc ối trong đó có 35,89% có bất thường di truyền, tỷ lệ bất thường di truyền ở 153 trường hợp chậm phát triển trong nghiên cứu là 18,3% và xét nghiệm SNP array tìm ra thêm 18 trường hợp có bất thường mà NST đồ bỏ sót (64,28%). Nghiên cứu cho thấy xét nghiệm SNP array thực sự đem lại hiệu quả trong việc tìm kiếm và xác định các bất thường di truyền tiềm ẩn ở thai chậm phát triển trong tử cung và nên được khuyến khích thực hiện cho các trường hợp thai chậm phát triển có yếu tố nguy cơ hay có bất thường về hình thái trên siêu âm.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Thai chậm phát triển trong tử cung, NST đồ, SNP array, bất thường di truyền
Tài liệu tham khảo
2. American College of Obstetricians and Gynecologists’ Committee on Practice Bulletins-Obstetrics and the Society forMaternal-FetalMedicin. ACOG Practice Bulletin No. 204: Fetal Growth Restriction. Obstetrics and gynecology. 2019; 133(2), e97–e109. https://doi.org/10.1097/AOG.0000000000003070.
3. Zhu, H., Lin, S., Huang, L., He, Z., Huang, X., Zhou, Y., ... & Luo, Y. Application of chromosomal microarray analysis in prenatal diagnosis of fetal growth restriction. Prenatal Diagnosis. 2016; 36(7), 686-692.
4. Trịnh Văn Bảo,Trần Thị Thanh Hương. Di truyền Y Học [Genetic Medicine], Nhà xuất bản giáo dục [Education Publisher]; 2012.
5. Dugoff L Norton M E, Kuller J A & Society for Maternal-Fetal Medicine (SMFM.). The use of chromosomal microarray for prenatal diagnosis. American journal of obstetrics and gynecology. 2016; 215(4), B2-B9.
6. Breman A Pursley A N, Hixson, P Bi W, Ward P Bacino C A & Van den Veyver, I. Prenatal chromosomal microarray analysis in a diagnostic laboratory; experience with > 1000 cases and review of the literature. Prenatal diagnosis. 2012; 32(4), 351-361.
7. Ganapathi M Nahum O & Levy B Prenatal diagnosis using chromosomal SNP microarrays. Prenatal Diagnosis. 2019; 187-205.
8. Borrell A, Grande M, Pauta M, Rodriguez-Revenga L & Figueras F. Chromosomal microarray analysis in fetuses with growth restriction and normal karyotype: a systematic review and meta-analysis. Fetal Diagnosis and Therapy. 2018; 44(1), 1-9.
9. Srebniak MI, Joosten M, Knapen M, Arends LR, Polak M, van Veen S, et al. Frequency of submicroscopic chromosomal aberrations in pregnancies without increased risk for structural chromosomal aberrations: systematic review and meta-analysis. Ultrasound Obstet Gynecol. 2018; 51(4):445-52.
10. Grande M, Jansen FA, Blumenfeld YJ, Fisher A, Odibo AO, Haak MC, Borrell
11. A. Genomic microarray in fetuses with increased nuchal translucency and normal karyotype: a systematic review and meta-analysis. Ultrasound Obstet Gynecol. 2015; 46: 650–8. doi:10.1002/uog.14880.
12. Shaffer LG, Rosenfeld JA, Dabell MP, Coppinger J, Bandholz AM, Ellison JW, Ravnan JB, Torchia BS, Ballif BC, Fisher AJ. Detection rates of clinically significant genomic alterations by microarray analysis for specific anomalies detected by ultrasound. Prenat Diagn. 2012; 32: 986-95. doi:10.1002/pd.3943.
13. Wapner RJ, Martin CL, Levy B, et al.Chromosomal microarray versus karyotyping for prenatal diagnosis. N Engl J Med. 2012; 367: 2175–2184.
14. Callaway JL, Shaffer LG, Chitty LS, et al. The clinical utility of microarray technologies applied to prenatal cytogenetics in the presence of a normal conventional karyotype: a review of the literature. Prenat Diagn. 2013; 33:1119–1123.
15. Wapner RJ, Martin CL, Levy B, et al. Chromosomal microarray versus karyotyping for prenatal diagnosis. N Engl J Med. 2012; 367:2175–84. doi:10.1056/NEJMoa1203382.