15. Giá trị của phương pháp khối phổ đôi trong sàng lọc bệnh thiếu citrin ở trẻ 0 - 6 tháng tuổi

Nguyễn Kiều Hoài Linh, Nguyễn Phạm Anh Hoa, Trần Thị Chi Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Bệnh thiếu citrin là một rối loạn chuyển hóa di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường do đột biến gen SLC25A13 gây ảnh hưởng đến nhiều quá trình chuyển hóa chất như đường phân, tổng hợp glucose, chuyển hóa acid amin, chu trình urê và chuyển hóa lipid. Phân tích khối phổ đôi (MS/MS) là một công cụ tốt để sàng lọc trẻ sơ sinh trong đó bệnh thiếu citrin, tuy nhiên độ nhạy và độ đặc hiệu của sàng lọc MS/MS không cao và có thể gặp nhiều trường hợp âm tính giả, dương tính giả. Sàng lọc sơ sinh và sàng lọc nguy cơ cao bằng phương pháp MS/MS được thực hiện tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ năm 2018 cho thấy tỷ lệ trẻ có kết quả sàng lọc nghi ngờ bệnh thiếu citrin tương đối cao, đặc biệt là ở nhóm từ 0 - 6 tháng. Nghiên cứu hồi cứu số liệu từ tháng 01/2018 đến tháng 05/2024 nhằm đánh giá giá trị của phương pháp MS/MS trong sàng lọc bệnh thiếu citrin ở nhóm từ 0 - 6 tháng. Kết quả cho thấy: Citrullin trong mẫu máu thấm khô trong sàng lọc bệnh thiếu citrin ở nhóm bệnh nhi nguy cơ cao từ 0 đến 6 tháng tuổi có độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự báo dương tính, âm tính lần lượt là 100%, 99,5%, 82,9%, 100%. Sự kết hợp giữa các chỉ số Cit, Cit/Lys và Cit/Ser có độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự báo dương tính, âm tính lần lượt là 98,9%, 99,7%, 87,5%, 100%. So với việc sử dụng chỉ số Cit đơn lẻ, sự kết hợp này làm giảm độ nhạy, tuy nhiên cải thiện độ đặc hiệu và giá trị dự báo dương tính trong việc phát hiện bệnh thiếu citrin bằng phương pháp MS/MS.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Saheki T, Inoue K, Tushima A, et al. Citrin deficiency andcurrent treatment concepts. Mol Genet Metab. 2010;100:S59-64.
2. Kiyoshi Hayasaka. Metabolic basis and treatment of citrin deficiency. Journal of Inherited Metabolic Disease. 2021. https://onlinelibrary.wiley.com/doi/abs/10.1002/jimd.12294
3. Kobayashi K, Bang Lu Y, Xian Li M, et al. Screening of nine SLC25A13 mutations: their frequency in patients with citrindeficiency and high carrier rates in Asian populations. Mol Genet Metab. 2003;80(3):356-9.
4. Wilcken B, Wiley V, Hammond J, et al. Screening newborns for inborn errors of metabolism by tandem mass spectrometry. N Engl J Med. 2003;348(23):2304-2312.
5. McHugh DM, Cameron CA, Abdenur JE, et al. Clinical validation of cutoff target ranges in newborn screening of metabolic disorders by tandem mass spectrometry: A worldwide collaborative project. Genet. Med. 2011;13(3):230-254.
6. Bhattacharya K, Khalili V, Wiley V, et al. Newborn screening may fail to identify intermediate forms of maple syrup urine disease. J Inherit Metab Dis. 2006;29(4):586.
7. Ohura T, Kobayashi K, Tazawa Y, et al. Clinical pictures of 75 patients with neonatal intrahepatic cholestasis caused by citrin deficiency (NICCD). J Inherit Metab Dis. 2007;30(2):139-144.
8. Tamamori A, Fujimoto A, Okano Y, et al. Effects of citrin deficiency in the perinatal period: feasibility of newborn mass screening for citrin deficiency. Pediatr. Res. 2004;56(4):608-614.
9. Lu YB, Kobayashi K, Ushikai M, et al. Frequency and distribution in East Asia of 12 mutations identified in the SLC25A13gene of Japanese patients with citrin deficiency. JHum Genet. 2005;50(7):338-346.
10. Lin Y, Zheng Q, Zheng T, et al. Expanded newborn screening for inherited metabolic disorders and genetic characteristics in a southern Chinese population. Clin Chim Acta. 2019;494:106-11.
11. Song YZ, Li BX, Chen FP, et al. Neonatal intrahepatic cholestasis caused by citrin deficiency: clinical and laboratory investigation of 13 subjects in mainland of China. Dig LiverDis. 2009;41(9):683-689.
12. Treepongkaruna S, Jitraruch S, Kodcharin P, et al. Neonatal intrahepatic cholestasis caused by citrin deficiency: prevalence and SLC25A13 mutations among Thai infants. BMC Gastroenterol. 2012;12:141.
13. Oh SH, Lee BH, Kim G-H, et al. Biochemical and molecular characteristics of citrin deficiency in Korean children. J Hum Genet. 2017;62(2):305-307.
14. Holecek M, Kandar R, Sispera L, et al. Acute hyperammonemia activates branched-chain amino acid catabolism anddecreases their extracellular concentrations: different sensitivity of red and white muscle. Amino Acids. 2011;40(2):575-584.
15. Saheki T, Kobayashi K. Mitochondrial aspartate glutamate carrier (citrin) deficiency as the cause of adult-onset type II citrullinemia (CTLN2) and idiopathic neonatal hepatitis (NICCD). J. Hum Genet. 2002;47(7):333-341.
16. Hayasaka K, Numakura C, Yamakawa M, et al. Medium-chain triglycerides supplement therapy with a low-carbohydrate formula can supply energy and enhance ammonia detoxification in the hepatocytes of patients with adult-onset type II citrullinemia. J Inherit Metab Dis. 2018;41(5):777-784.