Đặc điểm lâm sàng và vi khuẩn học áp xe quanh amiđan tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương từ 01/09/2023 đến 31/03/2024
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Một nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 80 bệnh nhân áp xe quanh amiđan được điều trị tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương từ 01/09/2023 đến 31/03/2024 với mục tiêu mô tả đặc điểm lâm sàng và vi khuẩn học áp xe quanh amiđan tại bệnh viện. Tuổi trung bình của bệnh nhân tham gia nghiên cứu là 43,78 ± 14,53; tỉ lệ nam/nữ là 1,67/1. Phần lớn bệnh nhân đã dùng kháng sinh trước khi nhập viện (91,25%). Triệu chứng cơ năng thường gặp là nuốt đau 80/80 (100%), nuốt vướng 65/80 (81,25%), thay đổi giọng nói 57/80 (71,25%). Triệu chứng thực thể thường gặp là amiđan bị đẩy lệch 80/80 (100%), lưỡi gà bị đẩy lệch 57/80 (71,25%), màn hầu sưng đỏ 59/80 (73,75%). Tỷ lệ nuôi cấy vi khuẩn dương tính là 28/80 (35%) trong đó vi khuẩn thường gặp là S.viridans 20/28 (71,43%), S.pyogenes 3/28 (10,71%), S.agalactiae 3/28 (10,71%), Staphylococcus 2/28 (7,14%). Streptococcus nhạy cảm với cephalosporin thế hệ 3, quinolon. Staphylococcus nhạy cảm với vancomycin, linezolid, quinolon.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Áp xe quanh amiđan, vi khuẩn, kháng sinh
Tài liệu tham khảo
2. Klug TE, Greve T, Hentze M. Complications of peritonsillar abscess. Annals of clinical microbiology and antimicrobials. 2020;19:1-17. doi: 10.1186/s12941-020-00375-x
3. Tsai Y-W, Liu Y-H, Su H-H. Bacteriology of peritonsillar abscess: the changing trend and predisposing factors. Brazilian journal of otorhinolaryngology. 2018;84:532-539. doi: 10. 1016/j.bjorl.2017.06.007.
4. Lepelletier D, Pinaud V, Le Conte P, et al. Peritonsillar abscess (PTA): clinical characteristics, microbiology, drug exposures and outcomes of a large multicenter cohort survey of 412 patients hospitalized in 13 French university hospitals. European Journal of Clinical Microbiology & Infectious Diseases. 2016;35:867-873. doi: 10.1007/s10096-016-26 09-9. Epub 2016 Mar 4.
5. Lê Huỳnh Mai. Một vài nhận xét về viêm tấy áp xe quanh Amidan tại bệnh viện Tai Mũi Họng TP HCM. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2004;8(1):79-82.
6. Trương Kim Tri. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và vi khuẩn ái khí của viêm tấy - áp xe quanh amiđan tại bệnh viện Trung ương Huế và bệnh viện trường Đại học y dược Huế. Tạp chí Y Dược học. 2012;2(5):85-95.
7. Sideris G, Malamas V, Tyrellis G, et al. Ubi pus, ibi evacua: a review of 601 peritonsillar abscess adult cases. Irish Journal of Medical Science (1971-). 2021:1-5. doi: 10.1007/s11845 -021-02796-9
8. Slouka D, Hanakova J, Kostlivy T, et al. Epidemiological and microbiological aspects of the peritonsillar abscess. International Journal of Environmental Research and Public Health. 2020;17(11):4020. doi: 10.3390/ijerph17114020
9. Mazur E, Czerwińska E, Korona-Głowniak I, et al. Epidemiology, clinical history and microbiology of peritonsillar abscess. European Journal of Clinical Microbiology & Infectious Diseases. 2015;34:549-554. doi: 10.1007/s100 96-014-2260-2.
10. Pascual PM, Martinez PP, Friedlander E, et al. Peritonsillar and deep neck infections: a review of 330 cases. Brazilian Journal of Otorhinolaryngology. 2018;84:305-310. doi: 10. 1016/j.bjorl.2017.03.008
11. Klug TE, Greve T, Caulley L, et al. The impact of social restrictions on the incidence and microbiology of peritonsillar abscess: A retrospective cohort study. Clinical Microbiology and Infection. 2024;30(1):100-106. doi: 10.101 6/j.cmi.2023.08.003
12. Lopardo HA, Vigliarolo L, Bonofiglio L, et al. Beta-lactam antibiotics and viridans group streptococci. Revista Argentina de Microbiología. 2022;54(4):335-343. doi: 10.1 016/j.ram.2022.06.004.
13. Yu D, Guo D, Zheng Y, et al. A review of penicillin binding protein and group A Streptococcus with reduced-β-lactam susceptibility. Frontiers in Cellular and Infection Microbiology. 2023;13:1117160. doi: 10.3389/fcimb.2023.1117160
14. Sowerby LJ, Hussain Z, Husein M. The epidemiology, antibiotic resistance and post-discharge course of peritonsillar abscesses in London, Ontario. Journal of Otolaryngology-Head & Neck Surgery. 2013;42(1):5. doi: 10.11 86/1916-0216-42-5.
15. Acharya A, Gurung R, Khanal B, et al. Bacteriology and antibiotic susceptibility pattern of peritonsillar abscess. Journal of the Nepal Medical Association. 2010;49(178). https://doi.org/10.31729/jnma.145