Sản xuất mẫu ngoại kiểm tra chất lượng xét nghiệm đếm tế bào máu ngoại vi

Nguyễn Hữu Hùng, Đặng Thị Ngọc Dung, Nguyễn Ngọc Dũng, Đỗ Thị Hường, Nguyễn Thị Hảo, Lê Thanh Thảo

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mẫu ngoại kiểm đóng vai trò quan trọng trong ngoại kiểm tra chất lượng xét nghiệm. Nghiên cứu nhằm sản xuất mẫu ngoại kiểm cho xét nghiệm đếm tế bào máu ngoại vi. Ba lô mẫu (24 mẫu/lô, V = 2mL) với mức số lượng tế bào khác nhau đã được sản xuất dưới dạng máu toàn phần mô phỏng, chứa các thành phần: tế bào hồng cầu người cố định bởi Glutaraldehyde 0,015%, tế bào hồng cầu gà cố định bởi Glutaraldehyde 0,18% (để mô phỏng bạch cầu người), tế bào tiểu cầu người cố định bởi Glutaraldehyde 0,007% và huyết thanh người bổ sung kháng sinh. Mẫu sản phẩm được đánh giá chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 13528:2015trên hai tiêu chí: độ đồng nhất và độ ổn định. Kết quả thu được cho thấy sản phẩm đạt độ đồng nhất trên 11 thông số: RBC, HGB, HCT, MCV, MCH, MCHC, RDW%, WBC, PLT, MPV, PCT. Trong điều kiện vận chuyển (khoảng cách vận chuyển > 600km, thời gian vận chuyển < 72h), sản phẩm đạt độ ổn định trên 10 thông số: RBC, HGB, HCT, MCV, MCH, MCHC, WBC, PLT, MPV, PCT. Trong điều kiện bảo quản 2 - 8oC sản phẩm đạt độ ổn định đến 4 tuần trên 6 thông số: RBC, WBC, PLT và HGB, MCH, PCT.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bain BJ, Bates I, Laffan MA. Dacie and lewis practical haematology e-book. Elsevier Health Sciences; 2016.
2. Bộ Y tế. Quyết định ban hành tiêu chí đánh giá mức chất lượng phòng xét nghiệm (Quyết định 2429/QĐ-BYT). (2017).
3. Thủ tướng Chính phủ. Quyết định của Thủ tướng chính phủ phê duyệt đề án tăng cường năng lực hệ thống quản lý chất lượng xét nghiệm y học giai đoạn 2016-2025. (2016).
4. WHO. Manual for organizing a national external quality assessment programme for health laboratories and other testing sites. 2016.
5. Cornet E, Behier C, Troussard X. Guidance for storing blood samples in laboratories performing complete blood count with differential. International journal of laboratory hematology. 2012; 34(6): 655-660.
6. Mortensen N, Howell HO. The use of formalin-preserved erythrocytes in quality control. American Journal of Clinical Pathology. 1966; 45(2):122-124.
7. Fink NE, Fernández Alberti A, Crispini I, Cabutti NV, Mazziotta D. Evaluation and additional recommendations for preparing a whole blood control material. Revista de Saúde Pública. 1998; 32:107-111.
8. Vattanaviboon P, Sirisali S, Sirisali K, Manochiopinij S, Leelahakul P, Wonglomsom W. Porcine Blood as Control Materials for Animal Blood Cell Analysis. Agriculture and Natural Resources. 2008; 42(5): 225-230.
9. Pattanapanyasat K, Noulsri E, Lerdwana S, Sukapirom K, Onlamoon N, Tassaneetrithep B. The use of glutaraldehyde-fixed chicken red blood cells as counting beads for performing affordable single-platform CD4+ T-lymphocyte count in HIV-1-infected patients. JAIDS Journal of Acquired Immune Deficiency Syndromes. 2010; 53(1): 47-54.
10. Metheenukul P, Jarudecha T, Sinsongsaeng N, Wichianchot S, Pusuntisumpun N. Quality control materials from preserved dog blood for routine analysis by automated cell analyzer. 2017:
11. Lewis SM, Organization WH. Quality assurance in haematology. 1998.
12. Deom A, El Aouad R, Heuck CC, et al. Requirements and guidance for external quality assessment schemes for health laboratories. 1999.
13. Geneva IOfS. Statistical methods for use in proficiency testing by interlaboratory comparisons. International Organization for Standardization Geneva; 2015.
14. Geneva IOfS. Conformity assessment — General requirements for proficiency testing. International Organization for Standardization Geneva; 2010.