Mày đay viêm mạch do nhiễm vi khuẩn Escherichia coli: Tổng quan tài liệu và báo cáo ca bệnh

Nguyễn Thị Huyền, Đỗ Thúy Hằng, Đỗ Thị Đài Trang

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mày đay viêm mạch là một bệnh lý hiếm gặp với đặc điểm là phát ban dạng mày đay (dát đỏ, sẩn phù) kéo dài trên 24 giờ, kèm theo xung huyết và xuất huyết do cơ chế viêm các mạch máu máu nhỏ, khi lành để lại các dát tăng sắc tố. Nguyên nhân gây bệnh có thể liên quan đến nhiễm trùng, do thuốc, bệnh lý tự miễn, bệnh ác tính hoặc vô căn. Escherichia coli (E.coli) là một nguyên nhân nhiễm trùng rất hiếm gặp. Chúng tôi báo cáo một trường hợp trẻ nữ 7 tuổi biểu hiện sốt, phát ban xuất huyết rải rác toàn thân, đau bụng, tiêu chảy cấp và đau khớp. Trẻ được chẩn đoán mày đay viêm mạch - tiêu chảy cấp do E.coli và được sử dụng kháng sinh để điều trị nhiễm trùng, phối hợp corticosteroid để điều trị triệu chứng ban da và đau khớp. Bệnh nhân được ra viện sau 10 ngày và không có biến chứng. Kết luận: Mày đay viêm mạch là một bệnh lý hiếm gặp, đặc biệt ở trẻ em. Nhiễm trùng là một trong những nguyên nhân thường gặp gây mày đay viêm mạch. Sinh thiết da là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán và điều trị quan trọng nhất là điều trị căn nguyên. Corticosteroid, kháng histamin và NSAID là các thuốc hỗ trợ điều trị làm cải thiện các triệu chứng da tái phát và triệu chứng toàn thân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Miyabe C, Miyabe Y, Miyata R, et al. Pathogens in Vasculitis: Is It Really Idiopathic? JMA J. 2021;4(3):216-224. doi:10.31662/jmaj. 2021-0021
2. Fiorentino DF. Cutaneous vasculitis. J Am Acad Dermatol. 2003;48(3):311-340. doi:10.1067/mjd.2003.212
3. Marzano AV, Maronese CA, Genovese G, et al. Urticarial vasculitis: Clinical and laboratory findings with a particular emphasis on differential diagnosis. Journal of Allergy and Clinical Immunology. 2022;149(4):1137-1149. doi:10.1016/j.jaci.2022.02.007
4. Kulthanan K, Cheepsomsong M, Jiamton S. Urticarial vasculitis: etiologies and clinical course. Asian Pac J Allergy Immunol. 2009;27(2-3):95-102.
5. Kolkhir P, Grakhova M, Bonnekoh H, et al. Treatment of urticarial vasculitis: A systematic review. Journal of Allergy and Clinical Immunology. 2019;143(2):458-466. doi:10.1016/j.jaci.2018.09.007
6. Nataro JP, Kaper JB. Diarrheagenic Escherichia coli. Clin Microbiol Rev. 1998;11(1):142-201. doi:10.1128/CMR.11.1.1 42
7. Holland E, Koskay G, Chu T, et al. Enterohemorrhagic Escherichia coli: trigger for small vessel vasculitis. Proc (Bayl Univ Med Cent). 37(4):655-658. doi:10.1080/08998280.2024.2345555
8. Khatri G, Mahajan VK, Raina R. Escherichia coli: an uncommon cause of severe urticarial vasculitis. In: Our Dermatology Online. Vol 6. ; 2015. doi:10.7241/ourd.20153.99
9. Venzor J, Lee WL, Huston DP. Urticarial vasculitis. Clin Rev Allergy Immunol. 2002;23(2):201-216. doi:10.1385/CRIAI:23:2:2 01
10. Koç E, Aksoy B, Tatlıparmak A, et al. Urticarial Vasculitis. In: A Comprehensive Review of Urticaria and Angioedema. IntechOpen; 2017. doi:10.5772/68109
11. Brown NA, Carter JD. Urticarial vasculitis. Curr Rheumatol Rep. 2007;9(4):312-319. doi:10.1007/s11926-007-0050-x
12. Davis MDP, Brewer JD. Urticarial vasculitis and hypocomplementemic urticarial vasculitis syndrome. Immunol Allergy Clin North Am. 2004;24(2):183-213, vi. doi:10.1016/j.iac. 2004.01.007
13. Black AK, Lawlor F, Greaves MW. Consensus meeting on the definition of physical urticarias and urticarial vasculitis. Clin Exp Dermatol. 1996;21(6):424-426. doi:10.1111/j.1365-2230.1996.tb00146.x
14. Gu SL, Jorizzo JL. Urticarial vasculitis. Int J Womens Dermatol. 2021;7(3):290-297. doi:10.1016/j.ijwd.2021.01.021