Khảo sát tính sinh bệnh của biến thể gen PKD1 trong bệnh thận đa nang di truyền trội nhiễm sắc thể thường
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Bệnh thận đa nang di truyền gen trội nhiễm sắc thể thường (ADPKD) là bệnh thận di truyền hay gặp nhất với nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là những biến thể trên gen PKD1. Tuy nhiên, việc phân loại của các biến thể và mối liên quan giữa kiểu gen - kiểu hình của người bệnh ADPKD chưa thật sự rõ ràng. Chúng tôi sử dụng kĩ thuật giải trình tự toàn bộ vùng gen mã hóa (Whole exon sequencing - WES) để xác định các biến thể trên gen PKD1 ở 7 người bệnh mắc bệnh thận đa nang, đồng thời đánh giá khả năng gây bệnh của biến thể theo cơ sở dữ liệu di truyền và các phần mềm dự đoán in-silico. Kết quả phát hiện được 12 biến thể trên gen PKD1, trong đó 8/12 biến thể (chiếm 66,7%) là loại gây bệnh, 3 biến thể (chiếm 25%) là loại lành tính, 1 biến thể (chiếm 8,3%) không có dữ liệu trên công cụ in-silico. Dữ liệu về các biến thể của gen PKD1 trong nghiên cứu của chúng tôi có ý nghĩa góp phần vào cơ sở dữ liệu chung trong bệnh thận đa nang di truyền. Tuy nhiên, cần thêm các nghiên cứu với số lượng người bệnh lớn hơn để khẳng định tính sinh bệnh của các biến thể chưa được báo cáo hoặc chưa rõ chức năng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Bệnh thận đa nang di truyền trội nhiễm sắc thể thường, biến thể gen PKD1
Tài liệu tham khảo
2. Gabow PA. Autosomal dominant polycystic kidney disease. N Engl J Med. 1993;329(5):332-342.
3. Chapman AB, Devuyst O, Eckardt KU, et al. Autosomal-dominant polycystic kidney disease (ADPKD): executive summary from a Kidney Disease: Improving Global Outcomes (KDIGO) Controversies Conference. Kidney Int. 2015;88(1):17-27.
4. Kim DY, Park JH. Genetic Mechanisms of ADPKD. In: Park JH, Ahn C, eds. Cystogenesis. Vol 933. Advances in Experimental Medicine and Biology. Springer Singapore; 2016:13-22.
5. Richards S, Aziz N, Bale S, et al. Standards and guidelines for the interpretation of sequence variants: A joint consensus recommendation of the American College of Medical Genetics and Genomics and the Association for Molecular Pathology. Genet Med. 2015;17(5):405-424.
6. Cornec-Le Gall E, Torres VE, Harris PC. Genetic Complexity of Autosomal Dominant Polycystic Kidney and Liver Diseases. JASN. 2018;29(1):13-23.
7. Nigro E, Amicone M, D’Arco D, et al. Molecular Diagnosis and Identification of Novel Pathogenic Variants in a Large Cohort of Italian Patients Affected by Polycystic Kidney Diseases. Genes. 2023;14(6):1236.
8. Cornec-Le Gall E, Audrézet MP, Chen JM, et al. Type of PKD1 mutation influences renal outcome in ADPKD. J Am Soc Nephrol. 2013;24(6):1006-1013.
9. Pandita S, Ramachandran V, Balakrishnan P, et al. Identification of PKD1 and PKD2 gene variants in a cohort of 125 Asian Indian patients of ADPKD. J Hum Genet. 2019;64(5):409-419.
10. Jin M, Xie Y, Chen Z, et al. System analysis of gene mutations and clinical phenotype in Chinese patients with autosomal-dominant polycystic kidney disease. Sci Rep. 2016;6:35945.
11. Hughes J, Ward CJ, Peral B, et al. The polycystic kidney disease 1 (PKD1) gene encodes a novel protein with multiple cell recognition domains. Nat Genet. 1995;10(2):151-160.
12. Nims N, Vassmer D, Maser RL. Transmembrane domain analysis of polycystin-1, the product of the polycystic kidney disease-1 (PKD1) gene: Evidence for 11 membrane-spanning domains. Biochemistry. 2003;42(44):13035-13048.