Nhận xét kết quả xử trí sản khoa tiền sản giật tại Bệnh viện Bạch Mai

Nguyễn Thị Thu Phương, Nguyễn Tăng Diệu Tú, Nguyễn Thị Thùy Linh, Nguyễn Quang Hiếu

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nhằm mô tả đặc điểm và nhận xét xử trí sản khoa tiền sản giật tại bệnh viện Bạch Mai trong năm 2023, chúng tôi tiến hành nghiên cứu mô tả hồi cứu 113 thai phụ được chẩn đoán tiền sản giật được xử trí sản khoa tại khoa Bệnh viện Bạch Mai. Kết quả: 2,6% thai phụ được chẩn đoán tiền sản giật, 65% tiền sản giật nặng. 79% thai phụ khởi phát tiền sản giật ở tuổi thai sớm trước 34 tuần tiến triển nặng. Hướng xử trí bao gồm chống co giật bằng Magie sulfat, sử dụng thuốc hạ áp và mổ lấy thai (100% trường hợp). Các biến chứng nặng như HELLP, sản giật vẫn xảy ra với tỷ lệ 5,3% và 3,5%; một trường hợp thai lưu, 66,6% đẻ non và 67,5% sơ sinh nhẹ cân. Kết luận: Tỷ lệ tiền sản giật tương đối thấp nhưng tiềm ẩn nguy cơ biến chứng nặng nề và khó kiểm soát. tiền sản giật xuất hiện sớm nguy cơ tiến triển nặng cao. Thời điểm mổ lấy thai chủ động căn cứ vào mức độ và thời điểm khởi phát tiền sản giật.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế. Hướng Dẫn Quốc Gia về Các Dịch vụ Chăm Sóc Sức Khỏe Sinh Sản. 2016
2. Nguyễn Vũ Quốc Huy, Cao Ngọc Thành, Trần Mạnh Linh. Dự báo và điều trị dự phòng tiền sản giật. Tạp chí Y học Việt Nam. 2017;458(đặc biệt):16-29.
3. Nguyễn Thị Thanh Loan. Nghiên cứu hiệu quả điều trị tiền sản giật nặng bằng phương pháp chấm dứt sớm thai kỳ và điều trị duy trì trên bệnh nhân tiền sản giật nặng. Luận văn bác sĩ nội trú trường Đại học Y Dược Huế; 2012.
4. Gestational Hypertension and Preeclampsia: ACOG Practice Bulletin, Number 222. Obstetric Gynecol. 2020;135(6):e237-e260. doi:10.1097/ AOG. 000000000000389
5. Nguyễn Thị Trang. Nghiên cứu xử trí tiền sản giật tại khoa sản bệnh viện Bạch Mai. Luận văn thạc sỹ y học Trường Đại học Y Hà Nội. 2022
6. Nguyễn Viết Tiến, Nguyễn Thanh Hà. Kết quả xử trí tiền sản giật tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương trong năm 2015. Tạp chí Phụ sản. 2017;15(2):24-29. doi:10.46755/vjog.2017.2.322
7. SibaiB M. Management and counseling of patients with pree-clampsia remote from term. Clin Obstet Gynecol. 1992;35(2):426-435.
8. Phan Thị Thu Huyền. Nghiên cứu những chỉ định đình chỉ thai nghén ở những thai phụ tiền sản giật tại Bệnh viện Trung ương trong hai năm 1997 và 2007. Luận văn thạc sĩ y học trường Đại học Y Hà Nội. 2008.
9. Robert Casanova L. Beckmann and Ling’s Obstetrics and Gynecology. 2018;8.
10. Trần Thị Hoàng, Phạm Thị Như Thủy. Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến tử vong ở trẻ sơ sinh cực non tại bệnh viện Phụ sản-Nhi Đà Nẵng. Tạp chí Y Dược học trường Đại học Y Dược Huế. 2023;13(2):43-49.