Tình trạng tăng Cholesterol máu gia đình có bệnh mạch vành sớm tại Việt Nam: Kết quả từ chiến lược sàng lọc chọn lọc

Trương Thanh Hương1
1 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Hiểu biết về tăng cholesterol máu gia đình còn hạn chế tại Việt Nam. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu đánh giá hiệu quả của chiến lược sàng lọc chọn lọc bệnh này ở người mắc bệnh động mạch vành sớm và đặc điểm lâm sàng của các bệnh nhân tăng cholesteorol máu gia đình này. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu với 180 bệnh nhân mắc bệnh động mạch vành sớm tại Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam. Chẩn đoán kiểu hình tăng cholesterol máu gia đình dựa trên tiêu chuẩn Dutch Lipid Clinic Network. Kết quả nghiên cứu ghi nhận tỉ lệ kiểu hình tăng cholesterol máu gia đình ở người mắc bệnh động mạch vành sớm là 8,3%. Đa số bệnh nhân tăng cholesterol máu gia đình có hút thuốc lá (60%), trong khi u vàng gân và vòng giác mạc cũng thường gặp (46,7% và 66,7%, tương ứng). Phần lớn bệnh nhân tăng cholesterol máu gia đình có hẹp động mạch vành và hẹp động mạch cảnh có ý nghĩa (93,3% và 69,2%, tương ứng). Tuy nhiên, chỉ có 26,7% bệnh nhân được điều trị bằng statin mạnh. Tóm lại, tỉ lệ cao tăng cholesterol máu gia đình được phát hiện ở người có bệnh động mạch vành sớm gợi ý tính hiệu quả của sàng lọc chọn lọc. Bệnh nhân tăng cholesterol máu gia đình có vẻ xơ vữa nghiêm trọng nhưng điều trị hạ lipid máu thì chưa đạt mức khuyến cáo.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Akioyamen LE, Genest J, Shan SD, et al. Estimating the prevalence of heterozygous familial hypercholesterolaemia: a systematic review and meta-analysis. BMJ Open. 2017;7(9):e016461-e016461.
2. Nordestgaard BG, Chapman MJ, Humphries SE, et al. Familial hypercholesterolaemia is underdiagnosed and undertreated in the general population: guidance for clinicians to prevent coronary heart disease : Consensus Statement of the European Atherosclerosis Society. European heart journal. 2013;34(45):3478-3490.
3. Brett T, Qureshi N, Gidding S, Watts GF. Screening for familial hypercholesterolaemia in primary care: Time for general practice to play its part. Atherosclerosis. 2018;277:399-406.
4. McGowan MP, Dehkordi SHH, Moriarty PM, Duell PB. Diagnosis and Treatment of Heterozygous Familial Hypercholesterolemia. Journal of the American Heart Association. 2019;8(24):e013225.
5. Sawhney JPS, Prasad SR, Sharma M, et al. Prevalence of familial hypercholesterolemia in premature coronary artery disease patients admitted to a tertiary care hospital in North India. Indian heart journal. 2019;71(2):118-122.
6. Hillis LD, Smith PK, Anderson JL, et al. 2011 ACCF/AHA Guideline for Coronary Artery Bypass Graft Surgery: Executive Summary. Circulation. 2011;124(23):2610-2642.
7. Pang J, Poulter EB, Bell DA, et al. Frequency of familial hypercholesterolemia in patients with early-onset coronary artery disease admitted to a coronary care unit. Journal of clinical lipidology. 2015;9(5):703-708.
8. Faggiano P, Pirillo A, Griffo R, et al. Prevalence and management of familial hypercholesterolemia in patients with coronary artery disease: The heredity survey. International journal of cardiology. 2018;252:193-198.
9. Williams JK, Anthony MS, Honoré EK, et al. Regression of Atherosclerosis in Female Monkeys. Arteriosclerosis, Thrombosis, and Vascular Biology. 1995;15(7):827-836.
10. Inoue T. Cigarette Smoking as a Risk Factor of Coronary Artery Disease and its Effects on Platelet Function. Tob Induc Dis. 2004;2(1):2-2.
11. Shin DG, Han SM, Kim DI, et al. Clinical features of familial hypercholesterolemia in Korea: Predictors of pathogenic mutations and coronary artery disease - A study supported by the Korean Society of Lipidology and Atherosclerosis. Atherosclerosis. 2015;243(1):53-58.
12. Maroszyńska-Dmoch EM, Wożakowska-Kapłon B. Clinical and angiographic characteristics of coronary artery disease in young adults: a single centre study. Kardiologia polska. 2016;74(4):314-321.
13. ten Kate GL, ten Kate GJ, van den Oord SC, et al. Carotid plaque burden as a measure of subclinical coronary artery disease in patients with heterozygous familial hypercholesterolemia. The American journal of cardiology. 2013;111(9):1305-1310.
14. Besseling J, Hovingh GK, Huijgen R, Kastelein JJP, Hutten BA. Statins in Familial Hypercholesterolemia: Consequences for Coronary Artery Disease and All-Cause Mortality. Journal of the American College of Cardiology. 2016;68(3):252-260.
15. Mach F, Baigent C, Catapano AL, et al. 2019 ESC/EAS Guidelines for the management of dyslipidaemias: lipid modification to reduce cardiovascular risk: The Task Force for the management of dyslipidaemias of the European Society of Cardiology (ESC) and European Atherosclerosis Society (EAS). European heart journal. 2019;41(1):111-188.