27. Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến hội chứng dễ bị tổn thương ở bệnh nhân cao tuổi
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định tỷ lệ mắc hội chứng dễ bị tổn thương và một số yếu tố liên quan đến hội chứng dễ bị tổn thương bằng cách đánh giá theo tiêu chuẩn Fried sửa đổi ở những bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên. Nghiên cứu thu nhận 1796 bệnh nhân là người cao tuổi tại Bệnh viện E Trung ương và Bệnh viện Lão khoa Trung ương trong năm 2022. Theo tiêu chuẩn của Fried sửa đổi, tỷ lệ người cao tuổi được chẩn đoán tiền hội chứng dễ bị tổn thương và gặp phải hội chứng dễ bị tổn thương tương ứng là 38,59% và 41,70%. Giữa nhóm người cao tuổi có hội chứng dễ bị tổn thương và nhóm không có hội chứng dễ bị tổn thương, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê theo độ tuổi, nhóm tuổi, phân loại BMI, tình trạng hôn nhân, khu vực sinh sống, trình độ học vấn, bảo hiểm y tế và chỉ số đa bệnh lý Charlson. Độ tuổi, phân loại BMI, trình độ học vấn và bảo hiểm y tế là các yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê đến hội chứng dễ bị tổn thương ở bệnh nhân người cao tuổi. Chúng tôi nhận thấy tỷ lệ được chẩn đoán hội chứng dễ bị tổn thương theo tiêu chí Fried là phù hợp với các nghiên cứu ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình khác. Nghiên cứu chỉ ra có mối liên quan độc lập có ý nghĩa thống kê giữa độ tuổi, phân loại BMI, trình độ học vấn và bảo hiểm y tế với hội chứng dễ bị tổn thương ở bệnh nhân người cao tuổi.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Hội chứng dễ bị tổn thương; người cao tuổi; tiêu chuẩn Fried sửa đổi
Tài liệu tham khảo
2. Choi J, Ahn A, Kim S, Won CW. Global Prevalence of Physical Frailty by Fried’s Criteria in Community-Dwelling Elderly With National Population-Based Surveys. J Am Med Dir Assoc. Jul 1 2015; 16(7): 548-50. doi:10.1016/j.jamda.2015.02.004.
3. Collard RM, Boter H, Schoevers RA, Oude Voshaar RC. Prevalence of frailty in community-dwelling older persons: a systematic review. Journal of the american geriatrics society. 2012; 60(8): 1487-1492.
4. Sternberg SA, Schwartz AW, Karunananthan S, Bergman H, Mark Clarfield A. The identification of frailty: a systematic literature review. Journal of the American Geriatrics Society. 2011; 59(11): 2129-2138.
5. Gray WK, Richardson J, McGuire J, et al. Frailty screening in low-and middle-income countries: a systematic review. Journal of the American Geriatrics Society. 2016; 64(4): 806-823.
6. Theou O, Cann L, Blodgett J, Wallace LM, Brothers TD, Rockwood K. Modifications to the frailty phenotype criteria: Systematic review of the current literature and investigation of 262 frailty phenotypes in the Survey of Health, Ageing, and Retirement in Europe. Ageing Res Rev. May 2015; 21:78-94. doi:10.1016/j.arr.2015.04.001.
7. Mulla E, Montgomery U. Frailty: an overview. InnovAit. 2020; 13(2):71-79.
8. Organization WH. World report on ageing and health. World Health Organization; 2015.
9. Kaçmaz HY, Döner A, Ceyhan Ö. A point to evaluate in the COVID-19 pandemic process: Frailty. Acta Medica Alanya. 2021; 5(2): 210-215.
10. Hubbard RE, Peel NM, Samanta M, Gray LC, Mitnitski A, Rockwood K. Frailty status at admission to hospital predicts multiple adverse outcomes. Age and ageing. 2017; 46(5): 801-806.
11. Kasiukiewicz A, Wojszel ZB. The Prevalence of the Frailty Syndrome in a Hospital Setting—Is Its Diagnosis a Challenge? A Comparison of Four Frailty Scales in a Cross-Sectional Study. Journal of Clinical Medicine. 2023; 13(1):86.
12. Nguyen T, Cumming R, Hilmer S. A review of frailty in developing countries. The journal of nutrition, health & aging. 2015; 19:941-946.
13. Capistrant BD, Glymour MM, Berkman LF. Assessing mobility difficulties for cross-national comparisons: results from the World Health Organization Study on Global AGEing and Adult Health. Journal of the American Geriatrics Society. 2014; 62(2): 329-335.
14. Leigh-Hunt N, Bagguley D, Bash K, et al. An overview of systematic reviews on the public health consequences of social isolation and loneliness. Public health. 2017; 152: 157-171.
15. Bessa B, Ribeiro O, Coelho T. Assessing the social dimension of frailty in old age: A systematic review. Archives of gerontology and geriatrics. 2018; 78:101-113.
16. Moreh E, Jacobs JM, Stessman J. Fatigue, function, and mortality in older adults. Journals of Gerontology Series A: Biomedical Sciences and Medical Sciences. 2010; 65(8): 887-895.
17. Xu W, Tan L, Wang HF, et al. Meta-analysis of modifiable risk factors for Alzheimer’s disease. J Neurol Neurosurg Psychiatry. Dec 2015; 86(12): 1299-306. doi:10.1136/jnnp-2015-310548.
18. Shah K, Hilton TN, Myers L, Pinto JF, Luque AE, Hall WJ. A new frailty syndrome: central obesity and frailty in older adults with the human immunodeficiency virus. Journal of the American Geriatrics Society. 2012; 60(3): 545-549.
19. Von dem Knesebeck O, Verde PE, Dragano N. Education and health in 22 European countries. Social science & medicine. 2006; 63(5): 1344-1351.
20. Hoogendijk EO, van Hout HP, Heymans MW, et al. Explaining the association between educational level and frailty in older adults: results from a 13-year longitudinal study in the Netherlands. Annals of epidemiology. 2014; 24(7): 538-544. e2.