Siêu âm tim gắng sức trong đánh giá bệnh nhân hẹp van hai lá khít không tương xứng với triệu chứng lâm sàng: Báo cáo ca lâm sàng

Nguyễn Đỗ Quân, Nguyễn Thị Minh Lý, Hoàng Văn Kỳ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Hẹp van hai lá là một trong những bệnh lý van tim phổ biến nhất trên thế giới và tại Việt Nam, đồng thời cũng là nhóm bệnh lý có nhiều sự lựa chọn về điều trị đã được chứng minh giúp cải thiện tiên lượng nhất trong các tổn thương van tim. Thời điểm can thiệp hoặc phẫu thuật đã được nêu rất rõ ràng trong các khuyến cáo của hội Tim mạch Hoa Kỳ cũng như hội Tim mạch châu Âu: khi bệnh nhân có triệu chứng và diện tích lỗ van hẹp nặng. Tuy nhiên, trên lâm sàng có rất nhiều trường hợp có sự bất tương xứng giữa mức độ triệu chứng lâm sàng và diện tích lỗ van, do đó rất cần thiết đánh giá kỹ triệu chứng khó thở trên các bệnh nhân hẹp van hai lá. Chúng tôi báo cáo trường hợp hẹp van hai lá có diện tích lỗ van dưới 1,5cm2 tuy nhiên có dung nạp tốt với siêu âm tim gắng sức, qua đó được tiếp tục theo dõi nội khoa và chưa cần chỉ định can thiệp. Bên cạnh các thăm khám lâm sàng, siêu âm tim gắng sức là một lựa chọn được khuyến cáo để đánh giá triệu chứng lâm sàng và khả năng dung nạp với gắng sức của bệnh nhân, giúp hỗ trợ đưa ra quyết định về thời điểm can thiệp/phẫu thuật và kế hoạch điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Catherine.M.Otto et al. 2020 ACC/AHA Guideline for the Management of Patients With Valvular Heart Disease: A Report of the American College of Cardiology/American Heart Association Joint Committee on Clinical Practice Guidelines. Circulation. 2020;143(5):35-71.
2. R. Gorlin, C.G. Sawyer, F.W. Haynes et al. Effects of exercise on circulatory dynamics in mitral stenosis. American Heart Journal. 1951; 41(2):192-203,
3. Gilmar Reis, Mauro S Motta, Marcia M Barbosa, William A Esteves, Sonia F Souza, Edimar A Bocchi. Dobutamine stress echocardiography for noninvasive assessment and risk stratification of patients with rheumatic mitral stenosis. Journal of the American College of Cardiology. 2004; 43(3):393-401.
4. Leavitt, J. I., Coats, M. H., & Falk, R. H. Effects of exercise on transmitral gradient and pulmonary artery pressure in patients with mitral stenosis or a prosthetic mitral valve: a Doppler echocardiographic study. Journal of the American College of Cardiology. 1991; 17(7): 1520-1526.
5. Nakhjavan, Fred K., et al. Hemodynamic effects of exercise, catecholamine stimulation and tachycardia in mitral stenosis and sinus rhythm at comparable heart rates. The American Journal of Cardiology. 1969; 23(5):659-666.
6. Tunick, Paul A., et al. Exercise Doppler echocardiography as an aid to clinical decision making in mitral valve disease. Journal of the American Society of Echocardiography. 1992; 5(3):225-230.
7. Dahan, Michel, et al. Determinants of stroke volume response to exercise in patients with mitral stenosis: a Doppler echocardiographic study. Journal of the American College of Cardiology. 1993; 21(2):384-389.
8. Cheriex, Emile C., et al. Value of exercise Doppler-echocardiography in patients with mitral stenosis. International Journal of Cardiology. 1994; 45(3):219-226.
9. Melvin.D.Cheitlin. Stress Echocardiography in Mitral Stenosis: When Is it Useful?. Journal of the American College of Cardiology. 2004; 40(3):402-404
10. Patrizio Lancellotti et al. The Clinical Use of Stress Echocardiography in Non-Ischaemic Heart Disease: Recommendations from the European Association of Cardiovascular Imaging and the American Society of Echocardiography. Journal of the American Society of Echocardiography. 2016; 30(2):101-136.
11. Reis G, Motta MS, Barbosa MM, Esteves WA, Souza SF, Bocchi EA. Dobutamine stress echocardiography for noninvasive assessment and risk stratification of patients with rheumatic mitral stenosis. J Am Coll Cardiol. 2004; 43: 393-401.
12. R. Gorlin, C.G. Sawyer, F.W. Haynes, W.T. Goodale, L. Dexter. Effects of exercise on circulatory dynamics in mitral stenosis. American Heart Journal. 1951; 41(2):192-203.