Thiết lập và ứng dụng giá trị thay đổi tham chiếu của hsTNT trong phê duyệt kết quả tự động

Nguyễn Trọng Tuệ, Lê Hoàng Bích Nga, Hà Thị Phương Dung

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Kiểm tra RCV-delta là phương pháp kiểm soát chất lượng dựa vào so sánh sự khác biệt giữa hai kết quả liên tiếp của cùng một người bệnh có vượt quá giá trị thay đổi tham chiếu (Reference change value- RCV) được xác định trước hay không. Nghiên cứu ước tính giá trị RCV của Troponin T high sensitive (TnT hs) trên máy phân tích Cobas 8000/e801 tại khu A2, Khoa xét nghiệm Bệnh viện đại học y Hà Nội là 44,37% theo hướng dẫn CLSI EP33. Xác nhận giới hạn thiết lập thông qua hệ thống xác minh tự động (LIS) với thuật toán kiểm tra RCV-delta theo hướng dẫn của CLSI Auto 10-A. Trong 1501 kết quả TnT hs được đưa vào xác minh, 1276 (85%) kết quả được chấp nhận qua bước kiểm tra RCV-delta, 225 (15%) không vượt qua và cần thêm bước xác minh thủ công, phát hiện 3 (0,2%) kết quả sai lỗi phân tích - dương tính thật. Kết luận: Ứng dụng kiểm tra RCV-delta bằng hệ thống xác minh tự động trong báo cáo kết quả xét nghiệm TnT hs tại Bệnh viện đại học y Hà Nội có thể giải phóng 85% kết quả mà không cần giữ lại để xác minh thủ công như quy trình hiện tại.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trongnit S, Reesukumal K, Kost GJ, Nilanont Y, Pratumvinit B. Reducing Laboratory Turnaround Time in Patients With Acute Stroke and the Lack of Impact on Time to Reperfusion Therapy. Arch Pathol Lab Med. 2022; 147(1): 87-93. doi:10.5858/arpa.2021-0444-OA.
2. Yu HYE, Lanzoni H, Steffen T, et al. Improving Laboratory Processes with Total Laboratory Automation. Lab Med. 2019; 50(1): 96-102. doi:10.1093/labmed/lmy031.
3. Shih MC, Chang HM, Tien N, Hsiao CT, Peng CT. Building and Validating an Autoverification System in the Clinical Chemistry Laboratory. Lab Med. 2011; 42(11): 668-673. doi:10.1309/LM5AM4IIXC4OIETD.
4. EP33 Ed2 | Use of Delta Checks in the Medical Laboratory, 2nd Edition. Clinical & Laboratory Standards Institute. Accessed September 19, 2024. https://clsi.org/standards/products/method-evaluation/documents/ep33/.
5. Burtis CA AE Bruns DE Tietz. Textbook of Clinical Chemistry and Molecular Diagnostics. 4th ed. ed. Missouri: Elsevier Saunders; 2006.
6. AUTO10AE: Autoverification of Clinical Lab Test Results. Clinical & Laboratory Standards Institute. Accessed September 19, 2024. https://clsi.org/standards/products/automation-and-informatics/documents/auto10/.
7. Fernandez DC, Avinash SS, Malathi M, Shivashankara AR, Kumar A, Fernandez PA. Establishing the reference change values (RCVs) and validating the delta check auto-verification in a clinical biochemistry laboratory. Muller J Med Sci Res. 2017; 8(1): 42. doi:10.4103/0975-9727.199363.
8. Park SH, Kim SY, Lee W, Chun S, Min WK. New decision criteria for selecting delta check methods based on the ratio of the delta difference to the width of the reference range can be generally applicable for each clinical chemistry test item. Ann Lab Med. 2012; 32(5): 345-354. doi:10.3343/alm.2012.32.5.345.