Nghiên cứu đặc điểm của ù tai tiếng cao và yếu tố liên quan

Phạm Anh Dũng, Phạm Thị Bích Đào, Lê Minh Đạt, Bùi Thị Mai, Nguyễn Thị Huyền Trang, Nguyễn Thu Trang, Nguyễn Thị Hà Trang, Vũ Thị Phương Thảo, Nguyễn Thị Hằng, Phạm Hồng Quân, Nguyễn Đình Minh Anh, Trần Văn Tâm

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu đánh giá đặc điểm của ù tai tiếng cao và các yếu tố liên quan ở 89 người bệnh biểu hiện ù tai tiếng cao tại Khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ 3/2023 đến tháng 3/2024. Kết quả: tuổi trung bình 43,64 ± 10,40, nam chiếm 55,1%. Thời gian ù tai trung bình 39,4 ± 24,5 tháng. Các mức độ nặng của ù tai: 61,8% ở mức độ nghiêm trọng, 24,7% mức độ vừa, 5,6% ở mức độ rất nghiệm trọng. Ù tai liên tục chiếm 87,6%, ù tai 2 bên chiếm 79,8%, ù tai vào ban đêm chiếm 93,3%. Người bệnh bị ù tai tiếng cao có nghe kém tiếp nhận mức độ nhẹ chiếm 53,9%, trung bình chiếm 24,7%, nặng là 16,9% và rất nặng là 4,5%. Điểm THI có mối tương quan chặt chẽ với thời gian ù tai, và mức độ nghe kém (với r lần lượt là 0,621, và 0,648, p < 0,05). Điểm THI khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm có bệnh nội khoa đi kèm và nhóm không có bệnh nội khoa đi kèm. Kết luận: Trong nghiên cứu của chúng tôi, mức độ ù tai chủ yếu từ vừa đến nghiêm trọng, phần lớn các đối tượng có ù tai liên tục, ù tai 2 bên, ù tai vào ban đêm, thường nghe kém tiếp nhận mức độ nhẹ đến trung bình. Điểm THI có mối tương quan chặt chẽ với thời gian ù tai, và mức độ nghe kém.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Kim DK, Park SN, Kim HM, et al. Prevalence and significance of high-frequency hearing loss in subjectively normal-hearing patients with tinnitus. Ann Otol Rhinol Laryngol. 2011; 120(8): 523-528. doi:10.1177/000348941112000806.
2. Zeman F, Koller M, Langguth B, Landgrebe M, Tinnitus Research Initiative database study group. Which tinnitus-related aspects are relevant for quality of life and depression: results from a large international multicentre sample. Health Qual Life Outcomes. 2014; 12(1): 7. doi:10.1186/1477-7525-12-7.
3. Adriane RT, Leticia PS, Andréa KG. Tinnitus in Elderly Individuals: Discomfort and Impact in the Quality of Life - PMC. Int Arch Otorhinolaryngol. 2017 Jan; 21(1): 66-71. doi: 10.1055/s-0036-1572562.
4. Choi J, Lee CH, Kim SY. Association of Tinnitus with Depression in a Normal Hearing Population. Medicina (Kaunas). 2021; 57(2): 114. doi:10.3390/medicina57020114.
5. Newman CW, Jacobson GP, Spitzer JB. Development of the Tinnitus Handicap Inventory. Arch Otolaryngol Head Neck Surg. 1996; 122(2): 143-148. doi:10.1001/archotol.1996.01890140029007.
6. Park KH, Lee SH, Koo JW, et al. Prevalence and Associated Factors of Tinnitus: Data From the Korean National Health and Nutrition Examination Survey 2009–2011. J Epidemiol. 2014; 24(5): 417-426. doi:10.2188/jea.JE20140024.
7. Hoekstra CEL, Wesdorp FM, van Zanten GA. Socio-demographic, health, and tinnitus related variables affecting tinnitus severity. Ear Hear. 2014; 35(5): 544-554. doi:10.1097/AUD.0000000000000045.
8. Gonçalves AK, Griebler EM, Possamai VD, Teixeira AR. Qualidade de vida e sintomas depressivos em idosos de três faixas etárias praticantes de atividade física. Revista Kairós-Gerontologia. 2014; 17(3): 79-94. doi:10.23925/2176-901X.2014v17i3p79-94.
9. Arizola HGAD, Teixeira AR. Impacto do zumbido em idosos praticantes e não praticantes de exercício físico. Cons Saúde. 2015; 14(1): 80-88. doi:10.5585/conssaude.v14n1.5038.
10. Bilgili N, Arpacı F. Quality of life of older adults in Turkey. Arch Gerontol Geriatr. 2014; 59(2): 415-421. doi:10.1016/j.archger.2014.07.005.
11. Association of Hearing Loss and Tinnitus with Health-Related Quality of Life: The Korea National Health and Nutrition Examination Survey - PMC. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4488242/. Accessed October 4, 2024.
12. Pavaci S, Tortorella F, Fioretti AB, et al. Analysis of the audiological characteristics and comorbidity in patients with chronic tinnitus. Audiol Res. 2019; 9(2): 231. doi:10.4081/audiores.2019.231.
13. Noroozian M, Jafari Z, Shahmiri E, et al. Effect of Age, Gender and Hearing Loss on the Degree of Discomfort Due to Tinnitus. Basic Clin Neurosci. 2017; 8(6): 435-442. doi:10.29252/NIRP.BCN.8.6.435.
14. Zhang L, Du H, You H. Correlation between the Degree of Hearing Loss and the Levels of Anxiety and Depression in Patients with Tinnitus. Noise Health. 2023; 25(118): 195-201. doi:10.4103/nah.nah_46_23.
15. Biswas R, Hall DA. Prevalence, Incidence, and Risk Factors for Tinnitus. Curr Top Behav Neurosci. 2021; 51: 3-28. doi:10.1007/7854_2020_154.