6. Vạt gan chân trong: Chất liệu lý tưởng cho tạo hình khuyết phần mềm vùng tỳ đè gan bàn chân

Dương Mạnh Chiến, Nguyễn Ngọc Linh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu đánh giá kết quả sử dụng vạt gan chân trong cho tạo hình khuyết phần mềm vùng tì đè gan bàn chân. Nghiên cứu can thiệp lâm sàng không đối chứng được thực hiện trên 78 bệnh nhân khuyết phần mềm vùng tì đè gan bàn chân sau cắt khối ung thư hắc tố tại bệnh viện K từ tháng 4/2018 đến 12/2023. 59 tổn khuyết nằm ở gót chân, 5 tổn khuyết 1/3 giữa bàn chân được tạo hình bằng vạt cuống xuôi dòng. 14 tổn khuyết nằm ở vùng ngón chân và 1/3 trước bàn chân được tạo hình bằng 9 vạt ngược dòng và 5 vạt kéo dài. Kích thước tổn khuyết nhỏ nhất là 4x4cm, lớn nhất là 10x7cm. Thời điểm ra viện, 96% vạt sống hoàn toàn, 2 vạt xuôi dòng, 1 vạt ngược dòng hoại tử một phần. 10 vạt ứ máu tĩnh mạch sau mổ, được tháo gối gạc, cắt bớt chỉ 7/10 vạt hồi phục hoàn toàn. Thời điểm sau phẫu thuật trên 6 tháng tất cả vạt có độ dày tương đồng chân bên lành, bệnh nhân đi lại bình thường, dễ dàng đeo giày dép, có cảm giác vạt. Không có trường hợp nào xuất hiện loét áp lực vị trí vạt và da ghép. Kết quả cho thấy vạt gan chân trong là chất liệu tạo hình lý tưởng cho khuyết phần mềm vùng tì đè gan bàn chân, mang lại kết quả chức năng và thẩm mỹ tốt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Arrington JH, Reed RJ, Ichinose H, Krementz ET. Plantar lentiginous melanoma: a distinctive variant of human cutaneous malignant melanoma. Am J Surg Pathol. 1977; 1(2): 131-143.
2. Minagawa A, Omodaka T, Okuyama R. Melanomas and Mechanical Stress Points on the Plantar Surface of the Foot. N Engl J Med. 2016; 374(24): 2404-2406. doi:10.1056/NEJMc1512354.
3. Desai A, Ugorji R, Khachemoune A. Acral melanoma foot lesions. Part 2: clinical presentation, diagnosis, and management. Clin Exp Dermatol. 2018; 43(2): 117-123. doi:10.1111/ced.13323.
4. Harrison DH, Morgan BD. The instep island flap to resurface plantar defects. Br J Plast Surg. 1981; 34(3): 315-318. doi:10.1016/0007-1226(81)90019-9.
5. Bonte A, Bertheuil N, Menez T, Grolleau JL, Herlin C, Chaput B. Distally Based Medial Plantar Flap: A Classification of the Surgical Techniques. J Foot Ankle Surg. 2018; 57(6): 1230-1237. doi:10.1053/j.jfas.2018.03.027.
6. Scaglioni MF, Rittirsch D, Giovanoli P. Reconstruction of the Heel, Middle Foot Sole, and Plantar Forefoot with the Medial Plantar Artery Perforator Flap: Clinical Experience with 28 Cases. Plast Reconstr Surg. 2018; 141(1): 200-208. doi:10.1097/PRS.0000000000003975.
7. Guillier D, Cherubino M, Oranges CM, Giordano S, Raffoul W, di Summa PG. Systematic reappraisal of the reverse-flow medial plantar flap: From vascular anatomical concepts to surgical applications. Journal of Plastic, Reconstructive & Aesthetic Surgery. 2020; 73(3): 421-433. doi:10.1016/j.bjps.2019.10.019.
8. Melvin H. Jahss. Investigations into the fat pads of the sole of the foot: anatomy and histology. Foot & ankle. 1992; 13(5). doi:10.1177/107110079201300502.
9. Swetter SM, Bichakjian C, DiMaio D, Galan A, Kiuru M, Smith E. NCCN Guidelines Index Table of Contents Discussion. Published online 2023.
10. Jonas Gustafsson Löfstrand. Reconstruction of Defects in the Weight-Bearing Plantar Area Using the Innervated Free Medial Plantar (Instep) Flap - PubMed. 2018. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/29406384/.
11. Jeng SF, Shih HS, Papadakis M. Plantar forefoot reconstruction: A proposal of a management algorithm based on a case series analysis: Plantar forefoot reconstruction. J Plast Reconstr Aesthet Surg. 2022; 75(1): 173-182. doi:10.1016/j.bjps.2021.08.010.
12. Kim SW, Hong JP, Chung YK, Tark KC. Sensate sole-to-sole reconstruction using the combined medial plantar and medialis pedis free flap. Ann Plast Surg. 2001; 47(4): 461-464. doi:10.1097/00000637-200110000-00020.
13. Woo SJ, Kang J, Hu JL, Kwon ST, Chang H, Kim BJ. Medial Plantar Fasciocutaneous Flap Reconstruction for Load-Bearing Foot Defects in Patients With Acral Melanoma. Ann Plast Surg. 2022; 88(6): 658-664. doi:10.1097/SAP.0000000000003091.
14. Park JH, Choi IC, Hong TC, Kang JW, Park JW. Reconstruction of the weight-bearing heel with nonsensate reverse sural artery flaps. Injury. 2021; 52(7): 1993-1998. doi:10.1016/j.injury.2021.04.007.
15. Fox CM, Beem HM, Wiper J, Rozen WM, Wagels M, Leong JC. Muscle versus fasciocutaneous free flaps in heel reconstruction: systematic review and meta-analysis. J Reconstr Microsurg. 2015; 31(1): 59-66. doi:10.1055/s-0034-1384674.