28. Khảo sát tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân IBD tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Ngô Gia Mạnh, Nguyễn Thị Chi, Phạm Phương Thảo, Trần Ngọc Ánh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Bệnh lý viêm ruột mạn tính (IBD) đang có xu hướng ngày càng tăng tại các nước đang phát triển. Tình trạng dinh dưỡng ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng sống và hiệu quả điều trị của bệnh nhân. Mục tiêu: Khảo sát tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân IBD tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 49 bệnh nhân IBD tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 1/2023 đến tháng 12/2023. Tuổi trung bình của bệnh nhân trong nghiên cứu là 39,6 ± 13,2, thấp nhất là 19, cao nhất là 74 tuổi, phần lớn nằm trong độ tuổi từ 20 đến 40 tuổi. Tỉ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân là 14,3%, tỉ lệ béo phì là 10,2%. Tỷ lệ thiếu sắt, vitamin D3 ở bệnh nhân IBD lần lượt là 20,4% và 89,8%. Tình trạng béo phì có xu hướng gặp nhiều hơn suy dinh dưỡng ở bệnh nhân IBD có bệnh không hoạt động hoặc hoạt động mức độ nhẹ, trung bình. Thiếu vitamin D, thiếu sắt là phổ biến ở bệnh nhân IBD.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Aniwan S SP LEJ, Park SH. . The epidemiology of inflammatory bowel disease in Asia and Asian immigrants to Western countries. United European Gastroenterol J. 2022; 10(10):1063-1076.
2. Park. SH. Update on the epidemiology of inflammatory bowel disease in Asia: where are we now? Intest Res. 2022; 20(2): 159-164.
3. Jabłońska B MS. Nutritional Status and Its Detection in Patients with Inflammatory Bowel Diseases. Nutrients. 2023; 15(1991)(8).
4. Seyedian SS NF, Malamir MD. A review of the diagnosis, prevention, and treatment methods of inflammatory bowel disease. J Med Life. 2019; 12(2): 113-122.
5. Smolovic B LM, Bojovic S, Vukovic MN. Inflammatory bowel disease and depressive symptoms: the prevalence and factors associated with depression in patients with inflammatory bowel disease on intravenous biological therapy - single center experience. Eur Rev Med Pharmacol Sci. 2021; 25(11): 4008-4016.
6. Wing Yan Mak MZ. The epidemiology of inflammatory bowel disease: East meets west. Journal of Gastroenterology and Hepatology. 2000; 35:380-389.
7. Christian KE JG, Hagan MN, Syed AM, Briscoe JA. Predictors of early readmission in hospitalized patients with inflammatory bowel disease. Inflamm Bowel Dis. 2017; 23:189.
8. Dagmara Mahadea EA. Iron Deficiency Anemia in Inflammatory Bowel Diseases-A Narrative Review. Nutrients. 2021; 13(11):4008.
9. Catriona A Boyd JKL. Vitamin D deficiency and disease outcomes in South Asian patients with IBD. Dig Dis Sci. 2013; 58(7): 2124-2125.