16. Một số đặc điểm của hồng ban cố định nhiễm sắc và hồng ban cố định nhiễm sắc do Trimethoprim - Sulfamethoxazol
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm cập nhật về hồng ban cố định nhiễm sắc (fixed drug eruption, FDE) nói chung và FDE do trimethoprim-sulfamethoxazol nói riêng. Kết quả cho thấy độ tuổi thường gặp nhất là trên 50, tuổi trung bình là 46 tuổi; các thuốc gây dị ứng phổ biến nhất là các kháng sinh, trong đó trimethoprim-sulfamethoxazol (Biseptol) hay gặp nhất, chiếm 32,8%. Trong nhóm có tổn thương sinh dục, nam giới chiếm 85,2%, cao hơn so với nữ giới (14,8%), p = 0,009. Người bệnh đã có tiền sử FDE có tỷ lệ khởi phát bệnh sau khi dùng thuốc dưới 24 giờ cao hơn trên 24 giờ (58,8% so với 41,2%, p < 0,01). Trong số các bệnh nhân FDE do Biseptol, có đến 90,5% có tiền sử từng bị FDE, thời gian từ khi dùng thuốc đến khi khởi phát dưới 24 giờ chiếm tỉ lệ cao (57,1%). FDE do Biseptol có tổn thương niêm mạc chiếm tỉ lệ cao (66,7%), phần lớn người bệnh có nhiều tổn thương (95,2%), tất cả các bệnh nhân có dát đỏ/ tăng sắc tố và ngứa, rát tại tổn thương.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Dị ứng thuốc, hồng ban cố định nhiễm sắc, kháng sinh, các thuốc chống viêm không steroid, trimethoprim-sulfamethoxazol
Tài liệu tham khảo
2. Patell RD, Dosi RV, Shah PC, Joshi HS. Widespread bullous fixed drug eruption. BMJ Case Rep. 2014; 2014:bcr2013200584. doi:10.1136/bcr-2013-200584.
3. Miah MA, Ahmed SS, Chowdhury SA, Begum F, Rahman SH. Fixed drug eruptions due to cotrimoxazole. Mymensingh Med J MMJ. 2008; 17(2 Suppl):S1-5.
4. Brahimi N, Routier E, Raison-Peyron N, et al. A three-year-analysis of fixed drug eruptions in hospital settings in France. Eur J Dermatol EJD. 2010; 20(4): 461-464. doi:10.1684/ejd.2010.0980.
5. Mahboob A, Haroon TS. Drugs causing fixed eruptions: a study of 450 cases. Int J Dermatol. 1998; 37(11): 833-838. doi:10.1046/j.1365-4362.1998.00451.x.
6. Heng YK, Yew YW, Lim DSY, Lim YL. An update of fixed drug eruptions in Singapore. J Eur Acad Dermatol Venereol JEADV. 2015; 29(8): 1539-1544. doi:10.1111/jdv.12919.
7. Tripathy R, Pattnaik KP, Dehury S, et al. Cutaneous adverse drug reactions with fixed-dose combinations: Special reference to self-medication and preventability. Indian J Pharmacol. 2018; 50(4): 192-196. doi:10.4103/ijp.IJP_760_16
8. Byrd RC, Mournighan KJ, Baca-Atlas M, Helton MR, Sun NZ, Siegel MB. Generalized bullous fixed-drug eruption secondary to the influenza vaccine. JAAD Case Rep. 2018;4(9):953-955. doi:10.1016/j.jdcr.2018.07.013
9. Ozkaya-Bayazit E. Specific site involvement in fixed drug eruption. J Am Acad Dermatol. 2003;49(6):1003-1007. doi:10.1016/s0190-9622(03)01588-3
10. Ozkaya-Bayazit E, Akar U. Fixed drug eruption induced by trimethoprim-sulfamethoxazole: evidence for a link to HLA-A30 B13 Cw6 haplotype. J Am Acad Dermatol. 2001; 45(5): 712-717. doi:10.1067/mjd.2001.117854.
11. Ognongo-Ibiaho AN, Atanda HL. Epidemiological study of fixed drug eruption in Pointe-Noire. Int J Dermatol. 2012; 51 Suppl 1:30-31, 33-35. doi:10.1111/j.1365-4632.2012.05561.x.
12. Nnoruka EN, Ikeh VO, Mbah AU. Fixed drug eruption in Nigeria. Int J Dermatol. 2006; 45(9): 1062-1065. doi:10.1111/j.1365-4632.2006.02912.x.
13. Sharma VK, Dhar S, Gill AN. Drug related involvement of specific sites in fixed eruptions: a statistical evaluation. J Dermatol. 1996; 23(8): 530-534. doi:10.1111/j.1346-8138.1996.tb02646.x.
14. Ahmed AM, Pritchard S, Reichenberg J. A review of cutaneous drug eruptions. Clin Geriatr Med. 2013; 29(2): 527-545. doi:10.1016/j.cger.2013.01.008.
15. Hager JL, Mir MR, Hsu S. Fluoroquinolone-induced generalized fixed drug eruption. Dermatol Online J. 2009; 15(12):8.