Tăng huyết áp ban đêm ở bệnh nhân cao tuổi tăng huyết áp nguy cơ cao
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu cắt ngang trên 96 bệnh nhân ≥ 60 tuổi có tăng huyết áp nguy cơ cao nhằm xác định tỉ lệ tăng huyết áp ban đêm và khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng cùng các bất thường huyết áp qua theo dõi huyết áp lưu động 24 giờ. Tỉ lệ tăng huyết áp ban đêm là 46,9%, tuổi trung bình 71,3 ± 8,6, nữ giới 60%. Các yếu tố nguy cơ tim mạch gồm rối loạn lipid máu (82,2%), tiền căn tăng huyết áp gia đình (51,1%), đái tháo đường (51,1%), hút thuốc lá (24,4%) và béo phì (22,2%). Tổn thương cơ quan đích ghi nhận ở 60% bệnh nhân, gồm dày thất trái (44,4%), tăng creatinin máu (11,1%) và protein niệu (24,4%). So với nhóm không tăng huyết áp ban đêm, nhóm tăng huyết áp ban đêm có tỉ lệ vọt huyết áp sáng sớm thấp hơn (28,9% so với 51%, p = 0,037) và không có trũng huyết áp (0% so với 25,5%, p < 0,001). Tỉ lệ tăng huyết áp ẩn giấu không kiểm soát là 11,1%, tăng huyết áp tâm thu đơn độc 33,3%, quá tải huyết áp 20 - 50% và ≥ 50% lần lượt là 20% và 37,8%. Tỉ lệ tăng huyết áp ban đêm ở bệnh nhân cao tuổi tăng huyết áp nguy cơ cao khá cao và có mối liên hệ với các bất thường huyết áp qua theo dõi huyết áp lưu động 24 giờ.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
huyết áp lưu động, người cao tuổi, tăng huyết áp ban đêm, tổn thương cơ quan đích, yếu tố nguy cơ tim mạch
Tài liệu tham khảo
2. Huỳnh VM, Trần VH, Phạm GK, và cs. Khuyến Cáo về Chẩn Đoán và Điều Trị Tăng Huyết Áp 2018. Hội Tim mạch học Quốc gia Việt Nam. 2018;1-53.
3. Filippone EJ, Foy AJ, Naccarelli G V. Controversies in Hypertension III: Dipping, Nocturnal Hypertension, and the Morning Surge. Am J Med. 2023;136(7):629-637. doi:10.1016/j.amjmed.2023.02.018
4. O’Brien E, Parati G, Stergiou G, et al. European society of hypertension position paper on ambulatory blood pressure monitoring. J Hypertens. 2013;31(9):1731-1768. doi:10.1097/HJH.0b013e328363e964
5. Stergiou GS, Ntineri A, Kollias A, et al. Changing relationship among clinic, home, and ambulatory blood pressure with increasing age. J Am Soc Hypertens. 2015;9(7):544-552. doi:10.1016/j.jash.2015.04.002
6. Kario K. Nocturnal hypertension new technology and evidence. Hypertension. 2018;71(6):997-1009. doi:10.1161/HYPERTENSIONAHA.118.10971
7. Papazafiropoulou A, Skliros E, Sotiropoulos A, et al. Prevalence of target organ damage in hypertensive subjects attending primary care: C.V.P.C. study (epidemiological cardio-vascular study in primary care). BMC Fam Pract. 2011;12:75. doi:10.1186/1471-2296-12-75
8. Fagard RH, Thijs L, Staessen JA, et al. Night-day blood pressure ratio and dipping pattern as predictors of death and cardiovascular events in hypertension. J Hum Hypertens. 2009;23(10):645-653. doi:10.1038/jhh.2009.9
9. Huang G, Liu XH, Zhang Y, et al. Nocturnal hypertension and riser pattern are associated with heart failure rehospitalization in patients with heart failure with preserved ejection fraction. J Geriatr Cardiol. 2023;20(6):448-458. doi:10.26599/1671-5411.2023.06.003
10. Fujiwara T, Hoshide S, Kanegae H, et al. Prognostic Value of a Riser Pattern of Nighttime Blood Pressure in Very Elderly Adults of ≥ 80 Years: A General Practice-Based Prospective SEARCH Study. Am J Hypertens. 2020;33(6):520-527. doi:10.1093/ajh/hpz197
11. Vũ Thị Lệ, Nguyễn Đức Hải. Đánh giá mối liên quan giữa tổn thương cơ quan đích và biến thiên huyết áp 24 giờ ở bệnh nhân > 60 tuổi bị tăng huyết áp. Tạp chí Y Dược lâm sàng 108. 2020;4(15):17-24.
12. Trần Cẩm Liên, Phạm Minh Thiên, Trần Viết An, và cs. Nghiên cứu tình hình, một số yếu tố liên quan của suy yếu ở người cao tuổi có tăng huyết áp tại bệnh viện đa khoa cà mau năm 2022-2023. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2023;65:191-198.
13. Felisbino-Mendes MS, Géa-Horta T, Ribeiro ALP, et al. Association between metabolic syndrome and parameters of 24-hour blood pressure ambulatory monitoring. Arq Bras Endocrinol Metabol. 2011;55(6):383-388. doi:10.1590/s0004-27302011000600004
14. Komori T, Eguchi K, Saito T, et al. Riser pattern is a novel predictor of adverse events in heart failure patients with preserved ejection fraction. Circ J. 2017;81(2):220-226. doi:10.1253/circj.CJ-16-0740
15. Kario K, Wang J-G, Chia Y-C, et al. The HOPE Asia network 2022 up-date consensus statement on morning hypertension management. J Clin Hypertens. 2022;24(9):1112-1120.
16. Oh J, Lee CJ, Kim IC, et al. Association of morning hypertension subtype with vascular target organ damage and central hemodynamics. J Am Heart Assoc. 2017;6(2):e005424. doi:10.1161/JAHA.116.005424
17. Chobanian A V. Isolated systolic hypertension in the elderly. N Engl J Med. 2007;357(8):789-796. doi:10.1056/NEJMcp071137
18. Staessen JA, Thijs L, Fagard R, et al. Predicting cardiovascular risk using conventional vs ambulatory blood pressure in older patients with systolic hypertension. JAMA. 1999;282(6):539-546. doi:10.1001/jama.282.6.539
19. White WB. Accuracy and analysis of ambulatory blood pressure monitoring data. Clin Cardiol. 1992;15(5 Suppl 2):10-13. doi:10.1002/clc.4960151405
20. Cao TS. Vai trò của huyết áp lưu động 24 giờ trong đánh giá mất nhịp ngày đêm huyết áp ở bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn cấp có tăng huyết áp. Tạp chí Tim mạch học Việt Nam. 2014;66:326-333.