21. Kết quả noãn, phôi của phác đồ kích thích buồng trứng sử dụng Progestin so với phác đồ antagonist tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 512 bệnh nhân được thụ tinh trong ống nghiệm và chia thành hai nhóm: PPOS (n = 252) và Antagonist (n = 260). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về các đặc điểm cơ bản (tuổi, BMI, AMH, AFC, FSH, LH) giữa hai nhóm nghiên cứu. Số lượng noãn thu được ít hơn ở nhóm PPOS (12,97 ± 4,10) so với nhóm Antagonist (13,33 ± 4,54) nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Tổng số noãn MII (10,46 ± 3,56 với 10,76 ± 3,42, p > 0,05) và tỷ lệ thụ tinh 2PN (81,46 ± 18,78 với 82,64 ± 20,15, p > 0,05) tương đương nhau giữa cả hai nhóm. Số phôi ngày 3 (8,68 ± 4,90 với 8,88 ± 4,93, p > 0,05) và tỷ lệ phôi ngày 3 chất lượng tốt (57,94 ± 23,63 với 59,21 ± 25,17, p > 0,05) không thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm PPOS và Antagonist. Cũng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về số lượng phôi nang (phôi ngày 5 và ngày 6) và tỷ lệ phôi nang chất lượng tốt giữa hai nhóm nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, phác đồ PPOS tương đương phác đồ Antagonist về số lượng cũng như chất lượng noãn, phôi.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
PPOS, Antagonist, kích thích buồng trứng
Tài liệu tham khảo
2. Kuang Y, Chen Q, Fu Y, et al. Medroxyprogesterone acetate is an effective oral alternative for preventing premature luteinizing hormone surges in women undergoing controlled ovarian hyperstimulation for in vitro fertilization. Fertility and Sterility. 2015; 104(1): 62–70. doi:10.1016/j.fertnstert.2015.03.022.
3. Haipeng Huang et al. Usefulness of random-start progestin-primed ovarian stimulation for fertility preservation. J Ovarian Res. 2022 Jan 4; 15(1): 2. doi: 10.1186/s13048-021-00935-5.
4. Kanad Dev Nayar, Shweta Gupta, Sabina Sanan, et al. Progesterone primed ovarian stimulation protocol (PPOS) vs GnRH antagonist for patients of freeze all cycles: a prospective randomised controlled trial. Fertility and Sterility. 2022; 118(4): 493. doi: 10.1016/j.fertnstert.2022.09.088.
5. Yu S, Long H, Chang HYN, et al. New application of dydrogesterone as a part of a progestin-primed ovarian stimulation protocol for IVF: a randomized controlled trial including 516 first IVF/ICSI cycles. Hum Reprod. 2018; 33(2):229-237. doi:10.1093/humrep/dex367.
6. Alpha Scientists in Reproductive Medicine and ESHRE Special Interest Group of Embryology. The Istanbul consensus workshop on embryo assessment: proceedings of an expert meeting. Hum Reprod Oxf Engl. 2011 Jun; 26(6): 1270-83. doi: 10.1093/humrep/der037.
7. Gardner K, Schoolcraft B. Culture and transfer of human blastocyst. Curr Opin Obstet Gynecol. 1999; 11(3): 307-311. doi: 10.1097/00001703-199906000-00013.
8. Lê Khắc Tiến. Hiệu quả của phác đồ PPOS so với GnRH antagonist trong kích thích buồng trứng thụ tinh trong ống nghiệm. Paper presented at: IVF Experts meeting 18,2023.
9. Mohamed Elmahdy, Duaa El-Shahat, Madline Ezzat, et al. Progestin-primed ovarian stimulation versus gonadotropin-releasing hormone antagonist protocol in intracytoplasmic sperm injection cycles in patients with different ovarian reserve: a retrospective cohort study. Gynaecology & Obstetrics Journal. 2024 Sep; 36(3): 281-291. doi: 10.36129/jog.2023.141.
10. Chen ZQ, Zhang Y, Li H, et al. A randomized controlled trial to compare the live birth rate of the first frozen embryo transfer following the progestin- primed ovarian stimulation protocol versus the antagonist protocol in women with an anticipated high ovarian response, Fertility and Sterility. 2024 Jun; 121(6): 937-945. doi: 10.1016/j.fertnstert.2024.01.027.