Thủng ruột non do nuốt tăm tre: Chẩn đoán và điều trị, nhân 1 trường hợp
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Thủng ruột do dị vật đường tiêu hoá là cấp cứu ngoại khoa hiếm gặp nhưng nặng nề nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thời. Các dị vật gây thủng thường dài và có đầu nhọn, vị trí thủng có thể gặp ở bất cứ đoạn nào của ống tiêu hóa nhưng thường xảy ra ở các vị trí hẹp sinh lý. Các triệu chứng lâm sàng gây ra do di vật đường tiêu hoá thường đa dạng và không đặc hiệu, dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý đường tiêu hoá khác, dẫn đến chẩn đoán muộn hoặc chỉ phát hiện được khi đã có biến chứng. Chúng tôi báo cáo một trường hợp bệnh nhân nữ 57 tuổi, không có tiền sử hóc dị vật rõ ràng, vào viện vì đau bụng âm ỉ hố chậu trái kèm gầy sút 4 kg trong vòng 1 tháng. Siêu âm ổ bụng và cắt lớp vi tính cho thấy hình ảnh thủng ruột non do dị vật hình que tạo thành đám thâm nhiễm vùng hố chậu trái. Phẫu thuật ổ bụng được thực hiện khẳng định tổn thương thủng hồi tràng do dị vật tăm. Bệnh nhân được cắt đoạn ruột tổn thương, nối hồi tràng - hồi tràng kiểu bên - bên. Hậu phẫu tiển triển thuận lợi, không có biến chứng, bệnh nhân ra viện sau 5 ngày.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Cắt lớp vi tính, dị vật, siêu âm, thủng ruột non
Tài liệu tham khảo
2 Madrona AP, Hernández JAF, Prats MC, Riquelme JR, Paricio PP. Intestinal perforation by foreign bodies. The European Journal of Surgery 2000;166(4):307–9.
3 Wang X, Zhao J, Jiao Y, Wang X, Jiang D. Upper gastrointestinal foreign bodies in adults: A systematic review. The American Journal of Emergency Medicine 2021.
4 Birk M, Bauerfeind P, Deprez PH, Häfner M, Hartmann D, Hassan C, et al. Removal of foreign bodies in the upper gastrointestinal tract in adults: European Society of Gastrointestinal Endoscopy (ESGE) Clinical Guideline. Endoscopy 2016;48(05):489–96.
5 Romano S, Scaglione M, Tortora G, Martino A, Di Pietto F, Romano L, et al. MDCT in blunt intestinal trauma. European Journal of Radiology 2006;59(3):359–66.
6 Hainaux B, Agneessens E, Bertinotti R, De Maertelaer V, Rubesova E, Capelluto E, et al. Accuracy of MDCT in predicting site of gastrointestinal tract perforation. American Journal of Roentgenology 2006;187(5):1179–83.
7 Dung LT, Duc NM, My T-TT, Linh LT, Luu VD, Thong PM. Cecum perforation due to a fish bone. Oxford Medical Case Reports 2021;2021(5):omab025.
8 Cho M-K, Lee M-S, Han H-Y, Woo SH. Fish bone migration to the urinary bladder after rectosigmoid colon perforation. World Journal of Gastroenterology: WJG 2014;20(22):7075.
9 Lun Y, Jiang H, Xin S, Zhang J. Rupture of an infected iliac artery pseudoaneurysm caused by asymptomatic gastrointestinal foreign body perforation. Journal of International Medical Research 2020;48(7):0300060520942082.
10 Sarmast AH, Showkat HI, Patloo AM, Parray FQ, Lone R, Wani KA. Gastrointestinal Tract Perforations Due to Ingested Foreign Bodies; A review of 21 cases. British Journal of Medical Practitioners 2012;5(3).
11 Khayat M, Khayat A, Chick JFB, Healey TL, Srinivasa RN. Percutaneous interventional radiology-operated endoscopy for foreign body removal. Techniques in Vascular and Interventional Radiology 2019;22(3):149–53.
12 Lee C-Y, Kao B-Z, Wu C, Chen M-Y, Chien H-Y, Wu L-W, et al. Retrospective analysis of endoscopic management of foreign bodies in the upper gastrointestinal tract of adults. Journal of the Chinese Medical Association 2019;82(2):105–9.
13 Ross E, McKenna P, Anderson JH. Foreign bodies in sigmoid colon diverticulosis. Clinical Journal of Gastroenterology 2017;10(6):491–7.