Một số yếu tố liên quan đến thay đổi khí máu động mạch và điện giải đồ trong mổ ở bệnh nhân tán sỏi thận qua da

Vũ Hoàng Phương, Khương Hải Yến, Phạm Quang Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm mô tả một số yếu tố liên quan đến sự thay đổi khí máu động mạch và điện giải đồ trong mổ ở bệnh nhân tán sỏi thận qua da. Thiết kế nghiên cứu mô tả được thực hiện trên 89 bệnh nhân tán sỏi thận qua da theo chương trình được xét nghiệm khí máu động mạch và điện giải đồ trước mổ và sau mổ tại Trung tâm Gây mê & Hồi sức Ngoại khoa - Bệnh viện Việt Đức từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2020. Nồng độ Na, Kali, pH và lactat không có mối tương quan với thời gian tán sỏi, thể tích dịch rửa, thể tích dịch hấp thu với p > 0,05. Clo máu có tương quan ở mức độ rất chặt chẽ với thời gian tán sỏi (r = 0,8 với p < 0,05). Tương tự, nồng độ HCO3, BE có tương quan chặt chẽ với thời gian tán sỏi (r = 0,8 & 0,81), thể tích dịch rửa (r = 0,82 & 0,84), thể tích dịch hấp thu (r = 0,77 & 0,74) với p < 0,05. Một số yếu tố trong phẫu thuật như thời gian tán sỏi, thể tích dịch rửa, thể tích dịch hấp thu có mối tương quan chặt chẽ với sự thay đổi một số chỉ số khí máu động mạch và điện giải đồ ở bệnh nhân tán sỏi thận qua da.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Skolarikos A dlRJ. Prevention and treatment of complications following percutaneous nephrolithotomy. Curr Opin Urol. 2008;18(2):229-234.
2. Sinclair JF HA, Baraza R, Telfer AB. Absorption of 1.5% glycine after percutaneous ultrasonic lithotripsy for renal stone disease. Br Med J. 1985;291:691-692.
3. Saxena D SD, Dixit A, Chipde S, Agarwal S. Effects of fluid absorption following percutaneous nephrolithotomy: Changes in blood cell indices and electrolytes. Urol Ann. 2019;11(2):163 - 167.
4. Malhotra SK KA, Goswami AK et al. Monitoring of irrigation fluid absorption during percutaneous nephrolithotripsy: the use of 1% ethanol as a marker. Anaesthesia. 2001;56:1090–1115.
5. Mohta M BT, Tyagi A, Pendse M, Sethi AK. Haemodynamic, electrolyte and metabolic changes during percutaneous nephrolithotomy. Int Urol Nephrol. 2008;40(2):477- 482.
6. Atıcı Ş ZSAA. Hormonal and hemodynamic changes during percutaneous nephrolithotomy. Int Urol Nephrol. 2001;32:311-314.
7. Koroglu A TT, Cicek M. The effects of irrigation fluid volume and irrigation time on fluid electrolyte balance and hemodynamics in percutaneous nephrolithotripsy. Int Urol Nephrol. 2003;35:1-6.
8. Tekgul ZT PS, Yildirim U, Karaman Y, Cakmak M, Ozkarakas H, Gonullu M. A prospective randomized double-blind study on the effects of the temperature of irrigation solutions on thermoregulation and postoperative complications in percutaneous nephrolithotomy. J Anesth. 2015;29(2):165-169.
9. Gupta A PR, Singh V et al. Comparative study of electrolytes and metabolic changes during percutaneous nephrolithotomy: spinal vs. general anaesthesia. International Journal of Clinical Trials. 2014;1(2):41-48.
10. Rudy DC, Woodside JR, Borden TA, Ball WS. Adult respiratory distress syndrome complicating percutaneous nephrolithotripsy. Urology 1984; 23(4): 376–377.