Thực trạng bệnh răng miệng và một số yếu tố liên quan ở cán bộ chiến sĩ công an tỉnh Nam Định năm 2019-2020

Nguyễn Hữu Bản1, Đào Anh Sơn2, Vũ Mạnh Tuấn2, Nguyễn Thị Thúy Hạnh3
1 PC11-Công An tỉnh Nam Định
2 Đại học Y Hà Nội
3 Đại hoc Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mô tả thực trạng bệnh răng miệng và phân tích một số yếu tố liên quan ở cán bộ chiến sĩ của Công an tỉnh Nam Định năm 2019-2020. Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện với 843 cán bộ chiến sĩ của Công an tỉnh Nam Định. Chọn chủ đích 03 vùng miền và chọn ngẫu nhiên mỗi vùng miền của tỉnh Nam Định là 2 đơn vị, trong mỗi đơn vị đã chọn, chọn mẫu toàn bộ cán bộ chiến sĩ công an của mỗi đơn vị. Thông tin được thu thập bằng bộ câu hỏi, thông qua hỏi trực tiếp và khám lâm sàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Có 803 người (chiếm 95,2%) mắc bệnh răng miệng, trong đó 766 (chiếm 90,8%) bị sâu răng và 797 người (chiếm 94,5%) bị bệnh quanh răng. Các yếu tố liên quan đến bệnh răng miệng bao gồm trình độ học vấn, kiến thức về chăm sóc sức khỏe răng miệng, làm việc theo ca, vị trí công tác và đảm nhiệm công việc. Kiến thức về chăm sóc sức khỏe răng miệng còn khá hạn chế, nên cần đưa chương trình giáo dục truyền thông và hướng dẫn vệ sinh răng miệng, biện pháp dự phòng bệnh răng miệng cũng như khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ chiến sĩ công an.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Peres MA, Macpherson LMD, Weyant RJ, et al. Oral diseases: a global public health challenge. The Lancet. 2019;394(10194):249-260. doi:10.1016/S0140-6736(19)31146-8
2. WHO. What is the burden of oral disease? Published 2016. Accessed September 7, 2020. https://www.who.int/oral_health/disease_burden/global/en/
3. Blackwell DL, Villarroel MA, Norris T. Regional Variation in Private Dental Coverage and Care Among Dentate Adults Aged 18-64 in the United States, 2014-2017. NCHS Data Brief. 2019;(336):1-8.
4. Nazir M, Al-Ansari A, Al-Khalifa K, Alhareky M, Gaffar B, Almas K. Global Prevalence of Periodontal Disease and Lack of Its Surveillance. Nammour S, ed. Sci World J. 2020;2020:2146160. doi:10.1155/2020/2146160
5. Trần Đức Thành. Nha khoa Công Cộng. Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ chí Minh. In: Nhà xuất bản Y học, chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh; 2012:61-89.
6. Bhardwaj V, Sharma K, Jhingta P, Luthra R, Sharma D. Assessment of oral health status and treatment needs of police personnel in Shimla city, Himachal Pradesh: A cross-sectional study. Int J Health Allied Sci. 2012;1(1):20-24. doi:10.4103/2278-344X.96415
7. Abhishek KN, Shamarao S, Jain J, Haridas R, Ajagannanavar SL, Khanapure SC. Impact of caries prevalence on oral health-related quality of life among police personnel in Virajpet, South India. J Int Soc Prev Community Dent. 2014;4(3):188-192. doi:10.4103/2231-0762.142027
8. Moreno-Quispe LA, Espinoza-Espinoza LA, Bedon-Pajuelo LS, Guzmán-Avalos M. Dental caries in the peruvian police population. J Clin Exp Dent. 2018;10(2):e134-e138. doi:10.4317/jced.54265
9. Nguyễn Hữu Bản. Thực trạng bệnh răng miệng và các yếu tố liên quan đến bệnh răng miệng của chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân tại Công an tỉnh Nam Định năm 2015 – 2016. Tạp Chí Học Việt Nam. 2017;(452):129-134.
10. Bhalla M, Ingle NA, Kaur N, Ingle E, Chandan D, Charania Z. Oral Health Status and Treatment Needs of Police Personnel in Mathura City. J Int Oral Health JIOH. 2015;7(9):51-53.
11. Takashi Zaitsu, et al. (2017). Relationships between occupational and behavioral parameters and oral health status. Industrial health, 55(4), 381–390.
https://doi.org/10.2486/indhealth.2017-0011
12. Javali S, Sunkad M, Wantamutte A. Prediction of risk factors of periodontal disease by logistic regression: a study done in Karnataka, India. Int J Community Med Public Health. 2018;5:5301. doi:10.18203/2394-6040.ijcmph20184807