Tình trạng dung nạp mảnh ghép và kết quả liền xương sau phẫu thuật vá sàn hốc mắt bằng xương đồng loại đông khô
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Vỡ sàn hốc mắt hay gặp nhất trong gãy xương hốc mắt, gây những triệu chứng đặc thù, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng thị giác. Phẫu thuật là cách điều trị duy nhất và cần thiết phải sử dụng vật liệu ghép nhằm khôi phục tác dụng nâng đỡ tổ chức hốc mắt. Xương tự thân được xem là vật liệu phù hợp nhất nhưng việc lấy mảnh ghép gặp không ít khó khăn. Nhiều loại vật liệu thay thế đã được sử dụng nhưng chưa có vật liệu nào tối ưu về tương hợp sinh học và khả năng kích thích liền xương như xương tự thân. Nghiên cứu này thực hiện trên 21 bệnh nhân tuổi từ 20 đến 62, vỡ sàn hốc mắt từ độ II đến độ IV theo phân loại của Jonathan Dutton, được phẫu thuật đặt mảnh ghép xương đồng loại đông khô, theo dõi tình trạng liền vết mổ, phản ứng viêm sưng hốc mắt sau mổ 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng và chụp CT scan ở lần tái khám sau mổ 6 tháng để đánh giá cal xương. Kết quả cho thấy không có trường hợp nào có biến chứng loại thải mảnh ghép, 95,2 % số ca dung nạp mảnh ghép tốt, 4,8 % có phản ứng viêm sưng hốc mắt kéo dài trên 1 tháng, đáp ứng tốt với điều trị nội khoa. CT scan sau 6 tháng có 90,5 % xương tạo cal tốt, mảnh ghép hòa lẫn với giường mảnh ghép, 9,5 % tạo cal xương nhưng vẫn còn phân biệt được ranh giới giữa mảnh ghép và tổ chức xương xung quanh, không có sự khác biệt giữa độ dày trung bình mảnh xương ghép và độ dày cal xương sau 6 tháng, không trường hợp nào có hiện tượng tiêu mảnh ghép. Tóm lại, kết quả bước đầu cho thấy xương đồng loại đông khô là loại vật liệu ghép giúp liền xương tốt và an toàn trong phẫu thuật vá sàn hốc mắt.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Xương đồng loại đông khô, vỡ sàn hốc mắt.
Tài liệu tham khảo
2. Erdmann D, Follmar KE, Debruijn M. A retrospective analysis of facial fracture etiologies. Ann Plast Surg. 2008; 60(4): 5.
3. Courtney DJ, Whitfield PH, Thomas S. Isolated orbital blowout fractures: Survey and review. Br J Oral Maxillofac Surg. 2000; 38: 7.
4. Mok D, Lessard L. A review of materials currently used in orbital floor reconstruction. Can J Plast Surg. 2004; 12(3): 6.
5. Ngọc PQ. Bảo quản xương đồng loại để sử dụng trong phẫu thuật chỉnh hình. Vol 12(3): Nhà xuất bản Y học; 1991.
6. Jonathan D. Radiology of the Orbit and Visual Pathway. Elsevier; 2011.
7. Huag RH, Bredbenner T, Nuveen E. An evaluation of the support provided by common orbital reconstruction materials. J Oral Maxillofac Surg. 1999;57:6.
8. Mwanza JC, Ngoy DK, DL K. Reconstruction of orbital floor blow-out fractures with silicone implant. Bull SocBelge Ophtalmol. 2001; 280: 4.
9. Villarreal PM, Monje F, Barbon JJ, Morillo AJ, Junquera LM, Gonzalez C. Porous polyethylene implants in orbital floor reconstruction. PlastReconstr Surg. 2002; 109: 10.
10. Thông LM, Tổ TK. Nghiên cứu điều trị gãy sàn hốc mắt kết hợp với lót chỗ gãy bằng chế phẩm san hô lấy từ vùng biển Việt Nam. Tạp chí Y Học Thành phố Hồ Chí Minh. 2008; 12(7): 7.
11. Zasacki w. The efficacy of application of lyophilizedradiation-sterilized bone graft in orthopedic sureerv. Clin Orthop. 1991; 272: 5.
12. Minh NT. Ghép xương đồng loại đông khô thực nghiệm và ứng dụng lâm sàng [Luận Án]. Trường Đại học Y Hà Nội: Khoa Chấn thương chỉnh hình, Trường Đại học Y Hà Nội; 2003.
13. Cường TU. Áp dụng xương đông khô đồng loại khử khoáng trong cấy ghép implant nha khoa trên bệnh nhân thiếu xương ổ răng [Luận Án]. Học viện Quân Y: Răng Hàm Mặt, Học viện Quân Y; 2016.
14. Michael AB. Clinical recommendations for repair of isolated orbital floor fractures: an evidence-based analysis. Opthalmology. 2002; 109(7): 3.