Mô tả đặc điểm và đánh giá kết quả thay khớp háng bán phần chuôi dài không xi măng ở bệnh nhân cao tuổi gãy liên mấu chuyển xương đùi tại Bệnh viện Việt Đức

Vũ Trường Thịnh, Trần Minh Long Triều, Dương Ngọc Lê Mai, Nguyễn Xuân Thuỳ, Nguyễn Văn Thoan

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

 Gãy liên mấu chuyển xương đùi (GLMCXĐ) là loại gãy xương nghiêm trọng, tỉ lệ biến chứng và tử vong
cao, đặc biệt ở người cao tuổi. Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật là lựa chọn hàng đầu, mục đích để giúp
người bệnh sớm đi lại và hạn chế các biến chứng. Trong đó, phương pháp thay khớp háng bán phần chuôi
dài không xi măng cho thấy nhiều ưu điểm. Nghiên cứu của chúng tôi nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng, cận
lâm sàng và đánh giá kết quả thay khớp háng bán phần chuôi dài không xi măng ở 35 bệnh nhân trên 60 tuổi
được chẩn đoán GLMCXĐ được điều trị thay khớp háng bán phần chuôi dài không xi măng tại Bệnh viện Việt
Đức trong giai đoạn từ tháng 1/2013 đến tháng 1/2018 bằng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết
quả nghiên cứu: tuổi trung bình của bệnh nhân là 83,9 ± 6,5; nhóm 80 - 89 chiếm tỉ lệ cao nhất là 65,7%. Tỉ
lệ nữ/nam là 4/1. Có 37,1% bệnh nhân có bệnh mạn tính kèm theo trong đó 61,5% là bệnh tim mạch. Chủ
yếu chấn thương do tai nạn sinh hoạt (91,4%). Loãng xương độ II trở lên, nhiều nhất là độ IV (48,6%) theo
phân độ Singh. Các bệnh nhân đều thuộc loại gãy A2 theo phân loại AO. 91,4% có độ áp khít chuôi ≥ 90%.
Biến chứng sau mổ là 8,7%. Điểm Harris trung bình đánh giá kết quả phục hồi chức năng là 84,54 ± 16,87

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Fox KM, Magaziner J, Hebel JR, Kenzora JE, Kashner TM. Intertrochanteric versus femoral neck hip fractures: differential characteristics, treatment, and sequelae. J Gerontol A Biol Sci Med Sci. 1999;54(12):M635-640. doi: 10.1093/gerona/54.12.m635.
2. Cooper C, Cole ZA, Holroyd CR, et al. Secular trends in the incidence of hip and other osteoporotic fractures. Osteoporos Int J Establ Result Coop Eur Found Osteoporos Natl Osteoporos Found USA. 2011;22(5):1277-1288. doi: 10.1007/s00198-011-1601-6.
3. Muhr G, Tscherne H, Thomas R. Comminuted trochanteric femoral fractures in geriatric patients: the results of 231 cases treated with internal fixation and acrylic cement. Clin Orthop. 1979;(138):41-44.
4. Knobe M, Gradl G, Ladenburger A, Tarkin IS, Pape H-C. Unstable Intertrochanteric Femur Fractures: Is There a Consensus on Definition and Treatment in Germany? Clin Orthop. 2013;471(9):2831-2840. doi: 10.1007/s11999-013-2834-9.
5. Tu D, Liu Z, Yu Y, Xu C, Shi X. Internal Fixation versus Hemiarthroplasty in the Treatment of Unstable Intertrochanteric Fractures in the Elderly: A Systematic Review and Meta-Analysis. Orthop Surg. 2020;12(4):1053-1064. doi: 10.1111/os.12736.
6. Fan L, Dang X, Wang K. Comparison between Bipolar Hemiarthroplasty and Total Hip Arthroplasty for Unstable Intertrochanteric Fractures in Elderly Osteoporotic Patients. PLOS ONE. 2012;7(6):e39531. doi: 10.1371/journal.pone.0039531.
7. Dung TT, Hieu ND, Son LM, Dinh TC, Dinh TC. Primary Cementless Bipolar Long Stem Hemiarthroplasty for Unstable Osteoporotic Intertrochanteric Fracture in the Elderly Patients. Open Access Maced J Med Sci. 2019;7(24):4342-4346. doi: 10.3889/oamjms. 2019.388.
8. Singh M, Nagrath AR, Maini PS. Changes in trabecular pattern of the upper end of the femur as an index of osteoporosis. J Bone Joint Surg Am. 1970;52(3):457-467.
9. Müller ME, Nazarian S, Koch P, Schatzker J. The Comprehensive Classification of Fractures of Long Bones. Springer Science & Business Media; 2012.
10. Ackland MK, Bourne WB, Uhthoff HK. Anteversion of the acetabular cup. Measurement of angle after total hip replacement. J Bone Joint Surg Br. 1986;68(3):409-413. doi: 10.13 02/0301-620X.68B3.3733807.
11. Harris WH. Traumatic arthritis of the hip after dislocation and acetabular fractures: treatment by mold arthroplasty. An end-result study using a new method of result evaluation. J Bone Joint Surg Am. 1969;51(4):737-755.
12. Zhang C, Feng J, Wang S, et al. Incidence of and trends in hip fracture among adults in urban China: A nationwide retrospective cohort study. PLOS Med. 2020;17(8):e1003180. doi: 10.1371/journal.pmed.1003180.
13. Adeyemi A, Delhougne G. Incidence and Economic Burden of Intertrochanteric Fracture: A Medicare Claims Database Analysis. JBJS Open Access. 2019;4(1):e0045. doi: 10.2106/JBJS.OA.18.00045.
14. Vũ Văn Khoa, Nguyễn Ngọc Hân. Đánh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng bán phần không cement điều trị gãy liên mấu chuyển xương đùi người cao tuổi tại bệnh viện Việt Đức năm 2017-2020. Tạp Chí Y Học Việt Nam. 2021;501(2). doi: 10.51298/vmj.v501i2.512.
15. Choi J-Y, Sung Y-B, Kim J-H. Comparative Study of Bipolar Hemiarthroplasty for Femur Neck Fractures Treated with Cemented versus Cementless Stem. Hip Pelvis. 2016;28(4):208-216. doi: 10.5371/hp.20 16.28.4.208.
16. Võ Thành Toàn. Điều trị gãy liên mấu chuyển xương đùi ở bệnh nhân lớn tuổi bằng phẫu thuật thay khớp háng lưỡng cực chuôi dài tại bệnh viện Thống Nhất. Hội Nghị Thường Niên Lần Thứ XXII - Hội Nghị Chấn Thương Chỉnh Hình Thành Phố Hồ Chí Minh. 112-115.
17. Haentjens P, Casteleyn PP, De Boeck H, Handelberg F, Opdecam P. Treatment of unstable intertrochanteric and subtrochanteric fractures in elderly patients. Primary bipolar arthroplasty compared with internal fixation. JBJS. 1989;71(8):1214-1225.
18. Lee Y-K, Ha Y-C, Chang B-K, Kim K-C, Kim T, Koo K-H. Cementless bipolar hemiarthroplasty using a hydroxyapatite-coated long stem for osteoporotic unstable intertrochanteric fractures. J Arthroplasty. 2011;26(4):626-632. doi: 10.1016/j.arth.2010.0 5.010.
19. Li Y, Lin J, Wang P, et al. Effect of time factors on the mortality in brittle hip fracture. J Orthop Surg. 2014;9:37. doi: 10.1186/1749-799X-9-37.
20. Fox KM, Magaziner J, Hawkes WG, et al. Loss of bone density and lean body mass after hip fracture. Osteoporos Int J Establ Result Coop Eur Found Osteoporos Natl Osteoporos Found USA. 2000;11(1):31-35. doi: 10.1007/s0 01980050003.
21. Kayali C, Agus H, Ozluk S, Sanli C. Treatment for Unstable Intertrochanteric Fractures in Elderly Patients: Internal Fixation versus Cone Hemiarthroplasty. J Orthop Surg. 2006;14(3):240-244. doi: 10.1177/2309499006 01400302.
22. Söderman P, Malchau H. Is the Harris hip score system useful to study the outcome of total hip replacement? Clin Orthop. 2001;(384): 189-197. doi: 10.1097/00003086-200103000-00022.