Ca lâm sàng hạ đường huyết do hội chứng kháng Insulin tự miễn

Vũ Bích Nga, Nguyễn Thị Thanh Hương, Trần Thị Hải

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Hội chứng kháng Insulin tự miễn đặc trưng bằng tình trạng hạ đường huyết do tăng Insulin trong máu, tăng hiệu giá tự kháng thể kháng Insulin (IAA), không sử dụng Insulin ngoại sinh trước đó và không có bất cứ tổn thương bệnh lý nào của đảo tụy. Đây là nguyên nhân gây hạ đường huyết hiếm gặp, thường được báo cáo nhiều hơn ở các nước châu Á. Ca lâm sàng về trường hợp bệnh nhân được khám và điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội tháng 12 năm 2020. Bệnh nhân nam 58 tuổi, được chẩn đoán hạ đường huyết do hội chứng kháng Insulin tự miễn. Bệnh nhân nhập viện vì hôn mê do hạ đường huyết, xét nghiệm Insulin và C-peptid máu tăng cao. Tổn thương ở eo tụy theo dõi Insulinoma trên phim MRI dẫn đến sai lầm của các thầy thuốc lâm sàng tại bệnh viện trong chẩn đoán nguyên nhân gây hạ đường huyết. Vì vậy, tình trạng hạ đường huyết, nồng độ Insulin và C-peptid không cải thiện sau phẫu thuật cắt bỏ phần tụy chứa tổn thương. Cuối cùng bệnh nhân được chẩn đoán là hội chứng kháng Insulin tự miễn và được điều trị thành công bằng Glucocorticoid kết hợp chế độ ăn hạn chế tinh bột, chia nhỏ bữa.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Okabayashi T, Shima Y, Sumiyoshi T, et al. Diagnosis and management of insulinoma. World J Gastroenterol WJG. 2013;19(6):829-837. doi:10.3748/wjg.v19.i6.829.
2. Grant CS. Insulinoma. Best Pract Res Clin Gastroenterol. 2005;19(5):783-798. doi:10.1016/j.bpg.2005.05.008.
3. Anlauf M, Wieben D, Perren A, et al. Persistent Hyperinsulinemic Hypoglycemia in 15 Adults With Diffuse Nesidioblastosis: Diagnostic Criteria, Incidence, and Characterization of ??-Cell Changes. Am J Surg Pathol. 2005;29(4):524-533. doi:10.1097/01.pas.0000151617.14598.ae.
4. Uchigata Y, Hirata Y, Iwamoto Y. Drug-induced insulin autoimmune syndrome. Diabetes Res Clin Pract. 2009;83(1):e19-e20. doi:10.1016/j.diabres.2008.10.015
5. Cappellani D, Macchia E, Falorni A, Marchetti P. Insulin Autoimmune Syndrome (Hirata Disease): A Comprehensive Review Fifty Years After Its First Description. Diabetes Metab Syndr Obes Targets Ther. 2020;Volume 13:963-978. doi:10.2147/DMSO.S219438.
6. Yamada Y, Kitayama K, Oyachi M, et al. Nationwide survey of endogenous hyperinsulinemic hypoglycemia in Japan (2017–2018): Congenital hyperinsulinism, insulinoma, non-insulinoma pancreatogenous hypoglycemia syndrome and insulin autoimmune syndrome (Hirata’s disease). J Diabetes Investig. 2020;11(3):554-563. doi:10.1111/jdi.13180.
7. Ismail AAA. The double whammy of endogenous insulin antibodies in non-diabetic subjects. Clin Chem Lab Med. 2008;46(2). doi:10.1515/CCLM.2008.031.
8. Hirata Y. Methimazole and insulin autoimmune syndrome with hypoglycaemia. The Lancet. 1983;322(8357):1037-1038. doi:10.1016/S0140-6736(83)91031-0.
9. Zhang Y, Zhao T. Hypoglycemic coma due to insulin autoimmune syndrome induced by methimazole: A rare case report. Exp Ther Med. 2014;8(5):1581-1584. doi:10.3892/etm.2014.1964.
10. Gullo D, Evans JL, Sortino G, Goldfine ID, Vigneri R. Insulin autoimmune syndrome (Hirata Disease) in European Caucasians taking α-lipoic acid. Clin Endocrinol (Oxf). 2014;81(2):204-209. doi:10.1111/cen.12334.
11. Lupsa BC, Chong AY, Cochran EK, Soos MA, Semple RK, Gorden P. Autoimmune Forms of Hypoglycemia: Medicine (Baltimore). 2009;88(3):141-153. doi:10.1097/MD.0b013e3181a5b42e.
12. Halsall DJ, Mangi M, Soos M, et al. Hypoglycemia due to an Insulin Binding Antibody in a Patient with an IgA-κ Myeloma. J Clin Endocrinol Metab. 2007;92(6):2013-2016. doi:10.1210/jc.2007-0075.
13. Uchigata Y, Kuwata S, Tsushima T, et al. Patients with Graves’ disease who developed insulin autoimmune syndrome (Hirata disease) possess HLA-Bw62/Cw4/DR4 carrying DRB1*0406. J Clin Endocrinol Metab. 1993;77(1):249-254. doi:10.1210/jcem.77.1.8325948.
14. Wang Y-L, Yao P-W, Zhang X-T, Luo Z-Z, Wu P-Q, Xiao F. Insulin Autoimmune Syndrome: 73 Cases of Clinical Analysis. Chin Med J (Engl). 2015;128(17):2408-2409. doi:10.4103/0366-6999.163376.
15. Woo C-Y, Jeong JY, Jang JE, et al. Clinical Features and Causes of Endogenous Hyperinsulinemic Hypoglycemia in Korea. Diabetes Metab J. 2015;39(2):126. doi:10.4093/dmj.2015.39.2.126.