Kết quả chăm sóc người bệnh rối loạn lo âu lan toả và một số yếu tố liên quan
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 118 người bệnh được chẩn đoán là rối loạn lo âu lan tỏa (F41.1) theo
tiêu chuẩn chẩn đoán của ICD 10 điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần - Bệnh viện Bach Mai năm 2020
- 2021. Kết quả thu được sau 2 tuần điều trị; 91,5% người bệnh nói chính xác ít nhất hai trong số các nguyên
nhân có thể gây ra lo âu hoặc bốn trong số các dấu hiệu, triệu chứng của RLLALT, những phương pháp điều
trị thích hợp và những tác dụng không mong muốn của thuốc. 80,5% người bệnh nhận ra các dấu hiệu và triệu
chứng của sự lo âu đang tăng dần. 54,2% người bệnh áp dụng được kỹ thuật thư giãn hoặc kỹ thuật thở sâu
để kiểm soát mức độ lo âu mà không cần dùng thuốc. 57,6% người bệnh thích ứng được với các tình huống
gây lo âu trong các hoạt động hàng ngày. 57,6% nêu ra được một kế hoạch đối phó với các tình huống gây
lo âu trong tương lai để không xuất hiện lo âu hoặc các triệu chứng kèm theo hoặc biết cách tìm kiếm sự trợ
giúp trong thời gian bị lo âu. Khả năng nhận biết dấu hiệu, triệu chứng đang tăng của người bệnh liên quan
với số lần nằm viện, tình trạng phòng bệnh và số chủ đề lo âu. Khả năng lập kế hoạch đối phó với các tình
huống lo âu trong tương lai liên quan với số lần nằm viện, tình trạng phòng bệnh, sang chấn tâm lý, số chủ
đề lo âu và số triệu chứng. Sự tiến triển của lo âu dưới sự điều trị và chăm sóc là tiến triển rõ rệt, sự tiến triển
còn liên quan đến số lần điều trị, khả năng lập kế hoạch và khả năng ứng phó của người bệnh trước lo âu.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
rối loạn lo âu lan tỏa, kết quả điều trị lo âu
Tài liệu tham khảo
2. Stein D.J. Textbook of Anxiety Disorders. American Psychiatric Publishing, Inc. Washington, DC; 2009:p365-379.
3. Wittchen H.U., Jacobi F., Rehm J., et al. The size and burden of mental disorders and other disorders of the brain in Europe 2010. Eur Neuropsychopharmacol. 2011;21(9):655-679.
4. Stein D.J. Textbook of Anxiety Disorders. American Psychiatric Publishing, Inc. Washington, DC; 2009.
5. Swearingen P.L. Anxiety disorder. All-in-One Nursing Care Planning Resource: Medical-Surgical, Pediatric, Maternity, and Psychiatric-Mental Health. Mosby, St. Louis, Missouri; 2015:701-708.
6. Mary C.T. Anxiety, Obsessive-Compulsive, and Related DisordersPsychiatric. Mental Health Nursing: Concepts of Care in Evidence-Based Practice. F.A. Davis Company, Philadelphia; 2014:528-558.