Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng của bệnh nhân nhiễm Rickettsia tại một số bệnh viện khu vực đồng bằng sông Cửu Long từ tháng 5/2018 đến tháng 10/2019

Hoàng Thị Hậu, Nguyễn Vũ Trung, Lê Thị Hội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

 Rickettsia là căn nguyên gây bệnh Rickettsioses - một bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây dịch, lây
truyền qua động vật chân đốt (ve, mò, bọ chét, chấy, rận). Bệnh có biểu hiện lâm sàng đa dạng nhưng không
đặc hiệu phụ thuộc vào từng loài Rickettsia nên dễ bị bỏ sót hoặc nhầm lẫn trong chẩn đoán. Rickettsia là
các thành viên thuộc hai chi Rickettsia và Orientia của họ Rickettsiaceae. Chẩn đoán xác định Rickettsia
hiện nay chủ yếu dựa vào kỹ thuật huyết thanh học và PCR. Các nghiên cứu về bệnh do Rickettsia đã được
tiến hành tại Việt Nam tuy nhiên còn tập trung chủ yếu ở khu vực miền Bắc và miền Trung. Do vậy, chúng
tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục tiêu xác định tỷ lệ nhiễm Rickettsia tại một số bệnh viện khu vực
đồng bằng sông Cửu Long và mô tả một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng của bệnh nhân. Nghiên cứu sử
dụng kỹ thuật Realtime PCR với cặp mồi đặc hiệu và thu được kết quả như sau: trong 131 bệnh nhân sốt
cấp tính có 38 trường hợp nhiễm Rickettsia (29,01%). Trong đó 35/131 (26,72%) bệnh nhân nhiễm sốt mò,
1/131 (0,76%) bệnh nhân nhiễm sốt phát ban do bọ chét chuột truyền, và số bệnh nhân nhiễm sốt dịch tễ là
2/131 (1,52%). Nhiễm Rickettsia gặp ở nữ nhiều hơn nam (55,3% và 44,7%), đa số bệnh nhân sống ở vùng
nông thôn (73,7%), nghề nghiệp hay gặp là nông dân (47,4%), bệnh thường gặp vào tháng 7, 8 trong năm.
Triệu chứng cơ năng thường gặp sốt (100%), đau đầu (97,4%), vết loét - eschar (84,2%), đau cơ (63,2%)…

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. David H. Walker, J. Stephen Dumler, Thomas Marrie. Rickettsial Disease - Harrison’s principles of internal medicine. 19th ed. McGraw Hill Education Medical; 2015.1154-1162.
2. Nguyen Vu Trung, Le Thi Hoi, Do Duy Cuong, et al. Analysis of the 56-kDa type specific antigen gene of Orientia tsutsugamushi from northern Vietnam. PLoS ONE. 2019;14(8): e0221588. Doi: 10.1371/journal.pone.0221588.
3. Vũ Minh Điền. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh do Rickettsiaceae tại BV Bệnh nhiệt đới TW 3/2015-3/2018. Đại Học Y Hà Nội; 2018.
4. Lê Thị Hội. Ứng dụng kỹ thuật Realtime PCR để xác định 3 nhóm vi khuẩn Rickettsia gây bệnh sốt cấp tính ở người. Tạp chí Truyền nhiễm Việt Nam. 2015;41-45.
5. Lương Thị Hồng Nhung. Xác định tỷ lệ nhiễm Rickettsia ở bệnh nhân sốt cấp tính chưa rõ nguyên nhân tại các tỉnh miền Bắc VN từ 7/2018-6/2020 bằng Elisa. Đại Học Y Hà Nội; 2020.
6. Wilawan Thipmontree, Wiwit Tantibhedhyangkul, Saowaluk Silpasakorn, et al. Scrub Typhus in Northeastern Thailand: Eschar Distribution, Abnormal Electrocardiographic Findings, and Predictors of Fatal Outcome. Am. J. Trop. Med. Hyg. 2016 Oct 5;95(4):769-773. Doi: 10.4269/ajtmh.16-0088. 
7. Pedro Crespo, Diana Seixas, Nuno Marques, et al. Mediterranean spotted fever: case series of 24 years (1989–2012). SpringerPlus. 2015; 4:272. Doi: 10.1186/s4006 4-015-1042-3.
8. Sugihiro Hamaguchi, et al. Clinical and Epidemiologycal Characteristics of Scrub Typhus and Murine Typhus among Hospitalized Patients with Acute Undiffferentiated Fever in Northern Vietnam. Am. J. Trop. Med. Hyg. 2015 May;92(5):972-978. Doi: 10.4269/ajtmh.14-08 06.
9. AP Kundavaram, AJ Jonathan, SD Nathaniel, et al. Eschar in scrub typhus: A valuable clue to the diagnosis. J Postgrad Med. 2013;59(3):177-178. Doi: 10.4103/0022-3859.118033.
10. Nhiem Le Viet, Maureen Laroche, Hoa L. Thi Pham, et al. Use of eschar swabbing for the molecular diagnosis and genotyping of Orientia tsutsugamushi causing scrub typhus in Quang Nam province, Vietnam. PLOS Neglected Tropical Diseases. 2017 Feb;11(2):e0005397. Doi: 10.1371/journal.pntd.0005397.