Tỷ lệ táo bón chức năng ở trẻ rối loạn phổ tự kỷ

Suong Keseang1, Nguyễn Thị Thanh Mai1
1 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu mô tả cắt ngang ở 160 trẻ rối loạn phổ tự kỷ (24 - 72 tháng tuổi) tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ 11/2020 - 4/2021 nhằm xác định tỷ lệ táo bón chức năng ở nhóm trẻ này. Táo bón chức năng được chẩn đoán theo tiêu chuẩn Rome IV. Kết quả cho thấy tỷ lệ táo bón chức năng ở trẻ rối loạn phổ tự kỷ là 23,1%, tăng cao hơn rõ rệt ở nhóm trẻ 48 - 72 tháng (37,03%). Đồng thời tỷ lệ táo bón chức năng tăng hơn một cách có ý nghĩa ở nhóm có kèm theo chậm phát triển, rối loạn hành vi ăn uống, rối loạn giấc ngủ, rối loạn hành vi và rối loạn cảm giác giác quan (xấp xỉ 40%). Không có sự khác biệt có ý nghĩa về tỷ lệ mắc táo bón chức năng ở nhóm tự kỷ mức độ nặng khi so sánh với nhóm tự kỷ mức nhẹ và trung bình. Những kết quả này gợi ý rằng táo bón chức năng là rối loạn đồng mắc phổ biến ở trẻ rối loạn phổ tự kỷ, cần được đánh giá và điều trị sớm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. American Psychiatric Association. Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, Revised 4th Ed. Washington, DC: American Psychiatric Association; 2000; 59 - 64
2. Hoang VM, Le TV, Chu TTQ, et al. Prevalence of autism spectrum disorders and their relation to selected socio - demographic factors among children aged 18 - 30 months in northern Vietnam, 2017. Int J Ment Health Syst. 2019;13:29. doi:10. 1186/s13033 - 019 - 0285 - 8
3. Furuta GT, Williams K, Kooros K, et al. Management of constipation in children and adolescents with autism spectrum disorders. Pediatrics. 2012;130 Suppl 2:S98 - 105. doi:10. 1542/peds. 2012 - 0900H
4. Holingue C, Newill C, Lee L - C, Pasricha PJ, Daniele Fallin M. Gastrointestinal symptoms in autism spectrum disorder: A review of the literature on ascertainment and prevalence. Autism Res. 2018;11(1):24 - 36. doi:10. 1002/aur. 1854
5. Mugie SM, benninga MA, Di Lorenzo C. Epidemiology of constipation in children and adults: a systematic review. Best Pract Res Clin Gastroenterol. 2011;25(1):3 - 18.
6. Nguyễn Thị Thanh Mai, vũ Thương Huyền. Rối loạn hành vi ăn uống ở trẻ tự kỷ. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2015; 94 (2):95 - 101.
7. Loenzo CD, Nurko S. Rome IV Pediatric functional gastrointestinal disorders. The Journal of Pediatrics. 2016;63 - 74.
8. Lewis SJ, Heaton KW. Stool form scale as a useful guide to intestinal transit time. Scand J Gastroenterol. 1997;32(9):920 - 924. doi:10. 3109/00365529709011203
9. Hicks CL, von Baeyer CL, Spafford PA, van Korlaar I, Goodenough B. The Faces Pain Scale - Revised: toward a common metric in pediatric pain measurement. Pain. 2001;93(2):173 - 183. doi:10. 1016/S0304 - 3959(01)00314 - 1
10. Lê Thị Hồng Minh, Hoàng Lê Phúc, trần Thị Thanh Tâm. Đặc điểm táo bón ở trẻ mẫu giáo quận Gò vấp và kiến thức thái độ của bà mẹ trong chăm sóc trẻ táo bón. Y học TP. Hồ Chí Minh. 2009;13:142 - 147
11. Nguyễn Thị Việt Hà, Đỗ Thị Minh Phương. Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ gây táo bón chức năng ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương, tạp chí nhi khoa. 2016;9(1):29  - 3512. Restrepo B, Angkustsiri K, taylor SL, et al. Developmental - behavioral profiles in children with autism spectrum disorder and co‐occurring gastrointestinal symptoms. Autism Res. 2020;13(10):1778 - 1789. doi:10. 1002/aur. 2354
13. Yang X - L, Liang S, Zou M - Y, et al. Are gastrointestinal and sleep problems associated with behavioral symptoms of autism spectrum disorder? Psychiatry Res. 2018;259:229 - 235. doi:10. 1016/j. psychres. 2017. 10. 040
14. Chakraborty P, Carpenter KLH, Major S, et al. Gastrointestinal problems are associated with increased repetitive behaviors but not social communication difficulties in young children with autism spectrum disorders. Autism. 2021;25(2):405 - 415. doi:10. 1177/1362361320959503