Hiệu quả an thần Midazolam trong điều trị nha khoa cho trẻ em (Systematic review và Meta analysis)

Phạm Quốc Khánh1, Đào Thị Hằng Nga2, Chu Đình Tới3, Võ Trương Như Ngọc2, Trần Thị Mỹ Hạnh2, Đỗ Văn Cẩn1
1 Bệnh viện Nhi Trung ương
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Đại học Quốc gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Trên thế giới, an thần nha khoa trẻ em bằng midazolam đã và đang được sử dụng rất rộng rãi và hiệu quả, tuy nhiên lại rất hạn chế ở Việt Nam. Nghiên cứu tổng quan tài liệu (systematic review) và phân tích gộp (meta analysis) này thực hiện trên 7 nghiên cứu với 871 trẻ dưới 16 tuổi nhằm đánh giá hiệu quả và phân tích các yếu tố ảnh hưởng khi can thiệp midazolam đường uống và đường niêm mạc. Bốn nghiên cứu trong phân tích gộp thực hiện 664 can thiệp có tỷ lệ an thần thành công đường uống (87,2%) cao hơn đường niêm mạc (81,4%) với OR Fixed (tỷ lệ chênh hiệu chỉnh): 1,59 lần (95%CI: 1,03 - 2,45), OR Overall (tỷ lệ chênh thực): 1,59 lần (95%CI: 1,03 - 2,46). Hai nghiên cứu khác so sánh trên 71 trẻ cho kết quả: thời gian làm việc đường niêm mạc (33,2 phút) ngắn hơn đường uống (40,09 phút). Tất cả khác biệt đều không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Ngoài ra, an thần niêm mạc khởi phát nhanh hơn; thay đổi vị giác thuốc uống, sử dụng N2O và gây tê tại chỗ góp phần tăng thời gian và hiệu quả an thần. Kết luận: hai đường dùng midazolam đều rất khả thi trong an thần nha khoa trẻ em ở Việt Nam, trong đó midazolam đường dùng niêm mạc phù hợp hơn trong trường hợp cần can thiệp sớm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ashley PF, Chaudhary M, Lourenço - Matharu L. Sedation of children undergoing dental treatment. Cochrane Database Syst Rev. 2018;12(12):Cd003877.
2. Aydintug YS, Okcu KM, Guner Y, Gunaydin Y, Sencimen M. Evaluation of oral or rectal midazolam as conscious sedation for pediatric patients in oral surgery. Mil Med. 2004;169(4):270 - 273.
3. Haidich AB. Meta - analysis in medical research. Hippokratia. 2010;14(Suppl 1):29 - 37.
4. Milgrom P, Beirne OR, Fiset L, Weinstein P, Tay KM, Martin M. The safety and efficacy of outpatient midazolam intravenous sedation for oral surgery with and without fentanyl. Anesth Prog. 1993;40(3):57 - 62.
5. Corcuera - Flores JR, Silvestre - Rangil J, Cutando - Soriano A, López - Jiménez J. Current methods of sedation in dental patients - a systematic review of the literature. Med Oral Patol Oral Cir Bucal. 2016;21(5):e579 - 586.
6. Torres - Pérez J, Tapia - García I, Rosales - Berber MA, Hernández - Sierra JF, Pozos - Guillén Ade J. Comparison of three conscious sedation regimens for pediatric dental patients. J Clin Pediatr Dent. 2007;31(3):183 - 186.
7. Manoj M, Satya Prakash MVS, Swaminathan S, Kamaladevi RK. Comparison of ease of administration of intranasal midazolam spray and oral midazolam syrup by parents as premedication to children undergoing elective surgery. J Anesth. 2017;31(3):351 - 357.
8. Silva CC, et al. , Conscious sedation vs general anesthesia in pediatric dentistry - a review. MedicalExpress, 2015. 2(1).
9. Moher D, Shamseer L, Clarke M, et al. Preferred reporting items for systematic review and meta - analysis protocols (PRISMA - P) 2015 statement. Syst Rev. 2015;4(1):1.
10. Higgins J WG. Cochrane handbook for systematic reviews of interventions. 2011.
11. Miller SAaJLF, Enhancing your practice through evidence - based decision making: PICO, learning how to ask good questions. The Journal of Evidenced - Based Dental Practice, 2001. 1(2): p. 136 - 141.
12. Deeks JJ, Dinnes J, D’Amico R, et al. Evaluating non - randomised intervention studies. Health Technol Assess. 2003;7(27):iii - x, 1 - 173.
13. Berger VW, Alperson SY. A general framework for the evaluation of clinical trial quality. Rev Recent Clin Trials. 2009;4(2):79 - 88.
14. Uman LS. Systematic reviews and meta - analyses. J Can Acad Child Adolesc Psychiatry. 2011;20(1):57 - 59.
15. Lee - Kim SJ, Fadavi S, Punwani I, Koerber A. Nasal versus oral midazolam sedation for pediatric dental patients. J Dent Child (Chic). 2004;71(2):126 - 130.
16. Johnson E, Briskie D, Majewski R, Edwards S, Reynolds P. The physiologic and behavioral effects of oral and intranasal midazolam in pediatric dental patients. Pediatr Dent. 2010;32(3):229 - 238.
17. Heard C, Smith J, Creighton P, Joshi P, Feldman D, Lerman J. A comparison of four sedation techniques for pediatric dental surgery. Paediatr Anaesth. 2010;20(10):924 - 930.
18. Gentz R, Casamassimo P, Amini H, Claman D, Smiley M. Safety and Efficacy of 3 Pediatric Midazolam Moderate Sedation Regimens. Anesth Prog. 2017;64(2):66 - 72.
19. Tavassoli - Hojjati SDM, Mehran MDM, Haghgoo RDM, Tohid - Rahbari MDM, Ahmadi RDM. Comparison of oral and buccal midazolam for pediatric dental sedation: a randomized, cross - over, clinical trial for efficacy, acceptance and safety. Iran J Pediatr. 2014;24(2):198 - 206.
20. Özen B, Malamed SF, Cetiner S, Özalp N, Özer L, Altun C. Outcomes of moderate sedation in paediatric dental patients. Aust Dent J. 2012;57(2):144 - 150.
21. Musani IE, Chandan NV. A comparison of the sedative effect of oral versus nasal midazolam combined with nitrous oxide in uncooperative children. Eur Arch Paediatr Dent. 2015;16(5):417 - 424.
22. Ashley PF, Williams CE, Moles DR, Parry J. Sedation versus general anaesthesia for provision of dental treatment in under 18 year olds. Cochrane Database Syst Rev. 2009(1):Cd006334.
23. Coté CJ, Cohen IT, Suresh S, et al. A comparison of three doses of a commercially prepared oral midazolam syrup in children. Anesth Analg. 2002;94(1):37 - 43, table of contents.
24. Brosius KK BC. Midazolam premedication in children: a comparison of two oral dosage formulations on sedation score and plasma midazolam levels. . Anesth Analg2003;96: 392 - 395.
25. C. G. Oral midazolam - Grapefruit juice drug interaction. . Pediatr Dent 2001;23:365 - 366.
26. Lochary M WS, Larsen P et al. Temperament as a predictor of behavior for conscious sedation in dentistry. . Pediatr Dent 1993; 15: 348 - 352.
27. Donaldson M, Goodchild JH. Use of bispectral index system (BIS) to Monitor Enteral Conscious (moderate) sedation during general dental procedures. J Can Dent Assoc. 2009;75(10):709.