Thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, năm 2020

Nguyễn Xuân Thiêm, Tống Thị Thảo, Nguyễn Hữu Thắng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện nhằm mô tả thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông. Nghiên cứu tiến hành trên 419 hồ sơ bệnh án của người bệnh nội trú có thời gian điều trị ≥ 48 giờ tại các khoa lâm sàng. Kết quả cho thấy tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn bệnh viện là 4,3%. Khoa Hồi sức tích cực (33,3%) và khoa Ngoại (8,8%) có tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn cao nhất trong các khoa, trong đó phổ biến nhất là nhiễm khuẩn hô hấp (38,9%), tiếp theo đến nhiễm khuẩn vết mổ và nhiễm khuẩn tiêu hóa (27,8%). Xác định được 4 loại vi khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh viện: Pseudomonas aeruginosa (44,4%), Staphylococcus aureus (38,9%), Escherichia coli (11,1%) và Staphylococcus saprophyticus (5,6%). Người bệnh có thời gian nằm viện trên 7 ngày, nhiễm khuẩn lúc nhập viện và người bệnh có can thiệp thủ thuật có nguy cơ mắc nhiễm khuẩn bệnh viện cao hơn. Bệnh viện cần tiến hành các biện pháp giám sát thực hành nhằm tăng cường hiệu quả công tác phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện trong tương lai.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế. Tài liệu đào tạo liên tục Kiểm soát nhiễm khuẩn cho nhân viên y tế tuyến cơ sở. Bộ Y tế. 2012; 3 - 4.
2. Bộ Y tế. Tài liệu đào tạo phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn. Cục quản lý Khám Chữa Bệnh. 2012; 8 - 9.
3. Bộ Y tế. Kế hoạch hành động quốc gia về kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh giai đoạn 2016 - 2020. 2016; 3 - 4.
4. Bộ Y tế. Kế hoạch hành động quốc gia về chống kháng thuốc giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2020. Cục quản lý Khám Chữa Bệnh. 2013.
5. Nguyễn Văn Hà, Nguyễn Việt Hùng, Nguyễn Thị Kim Tuyến. Các yếu tố liên quan và gánh nặng nhiễm khuẩn bệnh viện. Tạp chí Y học Thực hành. 2010; 73(2): 132 - 135.
6. Bệnh viện Đa khoa Hà Đông. Báo cáo kết quả điều tra nhiễm khuẩn Bệnh viện đa khoa Hà Đông năm 2019. 2019; 12 - 14.
7. Lại Văn Hoàn. Đánh giá thực trạng nhiễm trùng bệnh viện tại Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai từ 01/01/2009 – 31/12/2010. Tạp chí Y học Thực hành. 2013; 10(884): 19 - 23.
8. Hughes AJ, Ariffin N, Huat TL, et al. Prevalence of Nosocomial Infection and Antibiotic Use at a University Medical Center in Malaysia. Infection Control & Hospital Epidemiology. 2005; 26(1): 100 - 104.
9. Lê Thị Anh Thư. Giáo trình Kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện. Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Hồ Chí Minh. 2011; 22 - 23.
10. Trần Thị Hà. Thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện và một số yếu tố ảnh hưởng tại bệnh viện Đa khoa Nông Nghiệp năm 2015. 2015; 34 - 36.
11. Bệnh viện đa khoa Đức Giang. Tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện qua điều tra cắt ngang tháng 8/2017 tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang. 2017.
12. Đinh Vạn Trung. Thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. 2015; 7 - 8.
13. Trần Thị Hà Phương. Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện đa khoa Đồng Nai năm 2014. 2014; 4 - 8.
14. Vũ Thị Kim Cương. Khảo sát tình hình kháng kháng sinh của các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh viện. Luận văn thạc sĩ Vi sinh Y học, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. 2007; 34 - 37.
15. Blok J and A. Troelstra. Prevalence of Hospital - Acquired Infections During Successive Surveillance Surveys Conducted at a University Hospital in The Netherlands. Ifection Control and Hospital Epidemiology. 2007; 28(4): 59 - 65.