Đột biến kháng levofloxacin trên gen gyrA, gyrB của Helicobacter pylori trên bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Viêm loét dạ dày tá tràng là một trong năm lý do phổ biến khiến bệnh nhân đến khám tại các cơ sở y tế. Nguyên nhân chính dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng trong 50 - 70,3% là do vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori). Kháng sinh điều trị H. pylori là vấn đề then chốt do đó việc xác định sự đề kháng kháng sinh của H. pylori là một cơ sở quan trọng trong việc lựa chọn thuốc điều trị. Ứng dụng kỹ thuật Etest để xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của levofloxacin và kỹ thuật giải trình tự trực tiếp để tìm ra đột biến điểm kháng levofloxacin trên gyrA, gyrB của H.pylori. Kết quả ghi nhận được tỉ lệ kháng levofloxacin 56,9% với đột biến điểm kháng thuốc trên gyrA: N87K(12,3%), N87Y(1,5%), D91N(1,5%), D91G(3,1%) và đột biến mới trên gyrB là S457A. Bệnh nhân có đột biến điểm thì MIC trung bình cao hơn bệnh nhân không có đột biến điểm (p < 0,05). Giám sát đột biến trên gyrA và gyrB bằng kỹ thuật giải trình tự chuỗi trực tiếp để kiểm soát sự đề kháng kháng sinh của H. pylori cũng như liều levofloxxcin điều trị.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Viêm loét dạ dày tá tràng, Helicobacter pylori, levofloxacin, gyrA, gyrB
Tài liệu tham khảo
2. Vương Tuyết Mai, Nguyễn Khánh Trạch và Phùng Đắc Cam (2001). Kết quả nghiên cứu tỉ lệ nhiễm Helicobacter pylori ở 528 người khỏe mạnh. Tạp chí nội khoa, 4, 22-26.
3.Kavitt RT, Lipowska AM, Anyane-Yeboa A, Gralnek IM. Diagnosis and Treatment of Peptic Ulcer Disease. The American journal of medicine. Apr 2019;132(4):447-456. doi:10.1016/j.amjmed.2018.12.009.
4.Alarcon T, Urruzuno P, Martinez MJ, et al. Antimicrobial susceptibility of 6 antimicrobial agents in Helicobacter pylori clinical isolates by using EUCAST breakpoints compared with previously used breakpoints. Enfermedades infecciosas y microbiologia clinica. May 2017;35(5):278-282. doi:10.1016/j.eimc.2016.02.010.
5.Gisbert JP, Morena F. Systematic review and meta-analysis: levofloxacin-based rescue regimens after Helicobacter pylori treatment failure. Alimentary pharmacology & therapeutics. Jan 1 2006;23(1):35-44. doi:10.1111/j.1365-2036.2006.02737.
6. Hanafi A, Lee WC, Loke MF, et al. Molecular and Proteomic Analysis of Levofloxacin and Metronidazole Resistant Helicobacter pylori. Frontiers in microbiology. 2016;7:2015. doi:10.3389/fmicb.2016.02015
7. Hofreuter D, Behrendt J, Franz A, et al. Antimicrobial resistance of Helicobacter pylori in an eastern German region. Helicobacter. Feb 2021;26(1):e12765. doi:10.1111/hel.12765.
8. Losurdo G, Giorgio F, Pricci M, et al. Helicobacter pylori Primary and Secondary Genotypic Resistance to Clarithromycin and Levofloxacin Detection in Stools: A 4-Year Scenario in Southern Italy. Antibiotics. Oct 21 2020;9(10)doi:10.3390/antibiotics9100723.
9. Rhie SY, Park JY, Shin TS, Kim JW, Kim BJ, Kim JG. Discovery of a Novel Mutation in DNA Gyrase and Changes in the Fluoroquinolone Resistance of Helicobacter pylori over a 14-Year Period: A Single Center Study in Korea. Antibiotics. May 27 2020;9(6)doi:10.3390/antibiotics9060287.
10. Trần Thiện Trung, Nguyễn Tuấn Anh, Trần Thiện Khiêm. Nghiên cứu đột biến kháng Clarithromycin và Levofloxacin của vi khuẩn H.pylori bằng giải trình tự gen. Tạp chí khoa học tiêu hóa việt nam. 2014;9(37):2367-2375.
11. Muhammad Miftahussurur&Yoshio Yamaoka (2015), Appropriate firstline regimens to combat Helicobacter pylori antibiotic resistance: an Asian perspective, Molecules (Basel, Switzerland). 20 (4): 6068-6092.
12. Binkowska A, Biernat MM, Laczmanski L, Gosciniak G. Molecular Patterns of Resistance Among Helicobacter pylori Strains in South-Western Poland. Frontiers in microbiology. 2018;9:3154. doi:10.3389/fmicb.2018.03154.
13. Đặng Ngọc Quý Huệ. Nghiên cứu tỉ lệ kháng Clarithromycin, Levofloxacin của Helicobacter pylori bằng Epsilometer và hiệu quả của phác đồ EBMT ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn. Trường Đại học Y Dược Huế. 2018.
14. Wang D, Guo Q, Yuan Y, Gong Y. The antibiotic resistance of Helicobacter pylori to five antibiotics and influencing factors in an area of China with a high risk of gastric cancer. BMC microbiology. Jul 4 2019;19(1):152. doi:10.1186/s12866-019-1517-4
15. Nguyễn Thị Chi, Trần Duy Hưng, Trần Ngọc Ánh. Tình hình kháng kháng sinh của Helicobacter pylori tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ 2017-2019. Tạp chí Y học thực hành. 5/2020: 1133, 92-96