Phân tích thời gian tiềm vận động và cảm giác của dây thần kinh giữa trong chẩn đoán hội chứng ống cổ tay

Nguyễn Văn Tuận, Phan Hồng Ngọc

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Chẩn đoán hội chứng ống cổ tay (OCT) dựa vào lâm sàng và chẩn đoán điện, trong đó chẩn đoán điện là phương pháp hữu hiệu giúp chẩn đoán xác định. Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích thời gian tiềm vận động, cảm giác của dây thần kinh giữa trong chẩn đoán hội chứng OCT. Nghiên cứu 532 bàn tay được chẩn đoán OCT vô căn theo tiêu chuẩn của Hội chẩn đoán điện Hoa Kỳ, tại phòng khám đa khoa Đông Đô. Kết quả thu được: kéo dài thời gian tiềm vận động ngoại vi 69,55%, cảm giác 50,38%. Hiệu số thời gian tiềm cảm giác (DSLd), vận động (DMLd) dây giữa - trụ có tỉ lệ bất thường tương ứng 92,23%; 80,83% (p < 0,05), với độ nhạy 79,17%; độ đặc hiệu là 87,5% và 93,75%. Đặc biệt khi so sánh thời gian tiềm cảm giác dây giữa - trụ đo ở ngón 4 bất thường 94,97% (p < 0,05) với độ nhạy 97,9%, độ đặc hiệu 100%. Điểm cut off lần lượt là 0,65; 1,4; 0,45. Giá trị hiệu số thời gian tiềm ngoại vi của dây thần kinh giữa - trụ giúp chẩn đoán sớm hội chứng OCT với độ nhạy, độ đặc hiệu cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Wang L. Guiding Treatment for Carpal Tunnel Syndrome. Phys Med Rehabil Clin N Am 2018; 29(4): 751 - 60.
2. Werner RA, Andary M. Electrodiagnostic evaluation of carpal tunnel syndrome. Muscle Nerve 2011; 44(4): 597 - 607.
3. Genova A, Dix O, Saefan A, Thakur M, Hassan A. Carpal Tunnel Syndrome: A Review of Literature. Cureus 2020; 12(3): e7333.
4. Middleton SD, Anakwe RE. Carpal tunnel syndrome. BMJ 2014; 349: g6437.
5. Dale AM, Harris - Adamson C, Rempel D, et al. Prevalence and incidence of carpal tunnel syndrome in US working populations: pooled analysis of six prospective studies. Scand J Work Environ Health 2013; 39(5): 495 - 505.
6. Hegab SE, Senna MK, Hafez EA, Farag SEA. Toward sensitive and specific electrodiagnostic techniques in early carpal tunnel syndrome. Egyptian Rheumatology & Rehabilitation 2018: 45:57 - 64.
7. Wang Q, Chu H, Wang H, et al. Ring finger sensory latency difference in the diagnosis and treatment of carpal tunnel syndrome. BMC Neurol 2021; 21(1): 432.
8. Nguyễn Thị Bình, Bùi Thị Ngọc, Nguyễn Văn Liệu. Biến đổi dẫn truyền thần kinh giữa ở người bệnh mắc hội chứng ống cổ tay. Tạp chí nghiên cứu Y học 2016: 99(1): p. 24 - 31.
9. Miyaji Y, Kobayashi M, Oishi C, Mizoi Y, Tanaka F, Sonoo M. A new method to define cutoff values in nerve conduction studies for carpal tunnel syndrome considering the presence of false - positive cases. Neurol Sci 2020; 41(3): 669 - 77.
10. Demino C, Fowler JR. The Sensitivity and Specificity of Nerve Conduction Studies for Diagnosis of Carpal Tunnel Syndrome: A Systematic Review. Hand (N Y) 2021; 16(2): 174 - 8.
11. Phan Hồng Minh, Lê Quang Cường. Đặc điểm lâm sàng của hội chứng ống cổ tay vô căn ở người trưởng thành. Tạp chí Y học thực hành 2018; 8 (1076): 156 - 7.
12. Rosen I. Neurophysiological diagnosis of the carpal tunnel syndrome: evaluation of neurographic techniques. Scand J Plast Reconstr Surg Hand Surg 1993; 27(2): 95 - 101.
13. Jablecki CK, Andary MT, Floeter MK, et al. Practice parameter: Electrodiagnostic studies in carpal tunnel syndrome. Report of the American Association of Electrodiagnostic Medicine, American Academy of Neurology, and the American Academy of Physical Medicine and Rehabilitation. Neurology 2002; 58(11): 1589 - 92.
14. Nguyễn Lê Trung Hiếu, Lê Minh, Nguyễn Hữu Công. Khảo sát lâm sàng và điện cơ của hội chứng ống cổ tay khảo sát tiến cứu trên 70 trường hợp. Y học Thành phố Hồ Chí Minh 2003. 7(4): p. 94 - 106.
15. Smith NJ. Nerve conduction studies for carpal tunnel syndrome: essential prelude to surgery or unnecessary luxury? J Hand Surg Br 2002; 27(1): 83 - 5.