4. Loạt ca lâm sàng: Áp xe phần mềm khởi phát muộn sau tiêm chất làm đầy Acid Hyaluronic

Phạm Thị Việt Dung, Nguyễn Ngọc Tuấn

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Tiêm chất làm đầy Acid Hyaluronic vùng mặt tuy là kỹ thuật ít xâm lấn nhưng nhiều biến chứng đã được ghi nhận trên lâm sàng. Tác giả giới thiệu 3 ca lâm sàng bị áp xe khởi phát chậm sau khi tiêm chất là đầy vùng mặt ở SPA. Thời gian khởi phát nhiễm trùng từ 1 - 3 năm sau tiêm. Vi khuẩn cấy từ ổ áp xe là P. aeruginosa hoặc S. aureus, đều nhạy với nhiều loại kháng sinh. Các bệnh nhân được điều trị hiệu quả bằng trích rạch áp xe và dùng kháng sinh toàn thân. Nguyên nhân gây ra áp xe muộn ở vùng được tiêm chất làm đầy chưa thực sự rõ ràng. Giả thuyết sự hình thành bao biofilm giữ vi khuẩn không tiếp xúc với mô và nằm im trong thời gian dài liên quan đến chất làm đầy không rõ nguồn gốc hoặc chưa đảm bảo vô trùng trong kỹ thuật tiêm hoặc nhiễm trực tiếp từ da do chất làm đầy được tiêm sát các nang lông và tuyến bã được cho là nguyên nhân khởi phát áp xe muộn. Dẫn lưu và kháng sinh toàn thân là giải pháp hiệu quả cho loại biến chứng này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Requena L, Requena C, Christensen L, Zimmermann US, Kutzner H, Cerroni L. Adverse reactions to injectable soft tissue fillers. J Am Acad Dermatol. 2011;64(1):1-34. quiz 35-36.
2. Conrad K, Alipasha R, Thiru S, Kandasamy T. Abscess formation as a complication of injectable fillers. Mod Plast Surg. 2015;05:14-18.
3. Marusza W, Olszanski R, Sierdzinski J, et al. Treatment of late bacterial infections resulting from soft-tissue filler injections. Infect Drug Resist. 2019;12:469-480.
4. Saththianathan M, Johani K, Taylor A, et al. The role of bacterial biofilm in adverse soft-tissue filler reactions: A combined laboratory and clinical study. Plast Reconstr Surg. 2017;139(3):613-621.
5. Alhede M, Bjarnsholt T. Are biofilms responsible for the adverse effects experienced following soft-tissue fillers? Future Microbiol. 2014;9(8):931-933.
6. Sadashivaiah AB, Mysore V. Biofilms: Their role in dermal fillers. J Cutan Aesthetic Surg. 2010;3(1):20-22.
7. Dayan SH, Arkins JP, Brindise R. Soft tissue fillers and biofilms. Facial Plast Surg FPS. 2011;27(1):23-28.
8. Donlan RM, Costerton JW. Biofilms: Survival mechanisms of clinically relevant microorganisms. Clin Microbiol Rev. 2002;15(2):167-193.
9. De Boulle K, Heydenrych I. Patient factors influencing dermal filler complications: prevention, assessment, and treatment. Clin Cosmet Investig Dermatol. 2015;8:205-214.