Giá trị của cắt lớp vi tính trong chẩn đoán thiếu máu ruột ở bệnh nhân tắc ruột non
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Giá trị của cắt lớp vi tính trong chẩn đoán thiếu máu ruột ở bệnh nhân tắc ruột non. Phương pháp hồi cứu mô tả trên 146 bệnh nhân tắc ruột non chụp cắt lớp vi tính và phẫu thuật tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ tháng 8 năm 2018 đến tháng 6 năm 2020. Tổn thương gồm các dấu hiệu gợi ý thiếu máu ruột trong tắc ruột non được mô tả trên cắt lớp vi tính sau đó đối chiếu với kết quả phẫu thuật để đưa ra độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị chẩn đoán dương tính, âm tính và tính chính xác chẩn đoán. Kết quả: nguyên nhân do thoát vị và do dây chằng là nguyên nhân chủ yếu có biến chứng thiếu máu ruột, chiếm lần lượt 33,3% và 31,0%; dịch tự do ổ bụng có độ nhạy cao nhất, 83,3%; các dấu hiệu thành ruột ngấm thuốc kém hoặc không ngấm, quai ruột hình bia , khí trong thành ruột, khí trong khoang phúc mạc có độ đặc hiệu cao 93 - 99%. Kết luận: dấu hiệu thành ruột ngấm thuốc kém hoặc không ngấm thuốc, khí trong thành ruột, khí trong khoang phúc mạc có độ đặc hiệu và giá trị cao trong chẩn đoán thiếu máu ruột, dấu hiệu quai ruột hình bia có giá trị chẩn đoán thiếu máu ruột giai đoạn sớm.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
tắc ruột non, hoại tử ruột, thiếu máu ruột, cắt lớp vi tính
Tài liệu tham khảo
2. Zalcman M, Sy M, Donckier V, et al. Helical CT signs in the diagnosis of intestinal ischemia in small-bowel obstruction. AJR. Am J Roentgenol. 2000;175(6):1601-7.
3. Iacobellis F, Berritto D, Belfiore MP, et al. Meaning of free intraperitoneal fluid in small-bowel obstruction: preliminary results using high-frequency microsonography in a rat model. J Ultrasound Med. 2014;33(5):887-93.
4. Geffroy Y, Colette IB, Jullès MC, et al. Increased unenhanced bowel-wall attenuation at multidetector CT is highly specific of ischemia complicating small-bowel obstruction. Radiology. 2014;270(1):159-67.
5. Sheedy SP, Earnest 4th F, Fletcher JG, et al. CT of small-bowel ischemia associated with obstruction in emergency department patients: diagnostic performance evaluation. Radiology. 2006;241(3):729-36.
6. Maung AA, Johnson DC, Piper GL, et al. Evaluation and management of small-bowel obstruction: an Eastern Association for the Surgery of Trauma practice management guideline. J Trauma Acute Care Surg. 2012;73(5):362-9.
7. Nakashima K, Ishimaru H, Fujimoto T, et al. Diagnostic performance of CT findings for bowel ischemia and necrosis in closed-loop small-bowel obstruction. Abdom imaging. 2015;40(5):1097-103.
8. Rha SE, Ha HK, Lee S-H, et al. CT and MR Imaging Findings of Bowel Ischemia from Various Primary Causes. RadioGraphics. 2000;20(1):29-42.
9. Feczko PJ, Mezwa DG, Farah MC, et al. Clinical significance of pneumatosis of the bowel wall. RadioGraphics. 1992;12(6):1069-1078.
10. Sebastià C, Quiroga S, Espin E, et al. Portomesenteric vein gas: pathologic mechanisms, CT findings and prognosis. Radiographics. 2000;20(5): 1213-24.
11. Cho KC, Baker SR. Extraluminal air. Diagnosis and significance. Radiol Clin North Am. 1994;32(5):829-44.
12. Huang X, Fang G, Lin J, et al. A Prediction Model for Recognizing Strangulated Small Bowel Obstruction. Gastroenterol Res Pract. 2018. doi:https://doi.org/10.1155/2018/7164648
13. Mallo RD, Salem L, Lalani T, et al. Computed tomography diagnosis of ischemia and complete obstruction in small bowel obstruction: a systematic review. J Gastrointest Surg. 2005;9(5):690-4.
14. Jancelewicz T, Vu LT, Shawo AE, et al. Predicting strangulated small bowel obstruction: an old problem revisited. J Gastrointest Surg. 2009;13(1):93-9.
15. Li Z, Zhang L, Liu X, et al. Diagnostic utility of CT for small bowel obstruction: Systematic review and meta-analysis. PloS One. 2019;14(12). doi:10.1371/journal.pone.0226740.
16. Taourel PG, Deneuville M, Pradel JA, et al. Acute mesenteric ischemia: diagnosis with contrast-enhanced CT. Radiology. 1996;199(3):632-6.
17. Balthazar EJ, Birnbaum BA, Megibow AJ, et al. Closed-loop and strangulating intestinal obstruction: CT signs. Radiology. 1992;185(3):769-75.doi:10.1148/radiology.185.3.1438761.