Nghiên cứu liên quan giữa di căn hạch với một số yếu tố mô bệnh học của ung thư hắc tố da

Vũ Thanh Phương, Nguyễn Văn Chủ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Ung thư hắc tố da là bệnh lý rất ác tính, tiến triển nhanh, di căn sớm, kết quả sống thêm sau điều trị thấp. Chúng tôi chọn đề tài này vì Việt Nam chưa có nghiên cứu. Mục tiêu là nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và liên quan giữa di căn hạch với một số yếu tố mô bệnh học của ung thư hắc tố da tại viện K. 60 bệnh nhân ung thư huyết tố da giai đoạn II, III được điều trị tại viện K. Thiết kế mô tả hồi cứu và tiến cứu. Hay gặp tuổi 40 - 70, nữ/nam 1,2. Xuất hiện nhiều chi dưới 70%, u màu đen 65%, nốt ruồi to 38,3%, thể lan tràn nông 73,3%, di căn hạch 28,3%, bề dày u > 2 mm 86,7%,, loét 23,3%, Clark IV,V 78,4%. Giai đoạn phát triển thẳng 90%, xâm nhập mạch 18.3%, vệ tinh 31.7%. nhóm thưa thớt lympho xâm nhập 61,1%. Di căn hạch thể nốt 75%. Di căn hạch nhóm T3, T4 cao hơn T1, T2, 34% so với 7,7%, nhóm có loét cao hơn nhóm không loét, 42,8% so với 23,9%, ở Clark IV - V cao hơn Clark I - II - III, 34% so với 7,7%, nhóm có giai đoạn phát triển thẳng đứng cao hơn nhóm không có thẳng đứng, 31,5% so với 0%, nhóm có xâm nhập mạch cao hơn nhóm không có, 90,9% so với 14,3%, nhóm có nhân vệ tinh cao hơn nhóm không có, 47,4% so với 19,5%. Di căn hạch 0% nhóm lympho bào xâm nhập dày đặc, 20% nhóm thưa thớt, 52,6% nhóm không có.Kết luận thường gặp ở tuổi 40 - 70, nữ/nam 1,2, bệnh hay gặp chi dưới, màu đen, nốt ruồi to, thể lan tràn nông, bề dày u > 2 mm, Clark IV, V, có giai đoạn phát triển thẳng đứng, di căn hạch thể nốt, nhóm thưa thớt lympho bào xâm nhập, u có loét 23,3%, di căn hạch 28,3%, xâm nhập mạch 18,3%, nhân vệ tinh 31,7%. Di căn hạch tăng khi độ dầy u tăng, loét u, Clark tăng, có giai đoạn phát triển, có xâm nhập mạch ,có nhân vệ tinh và lympho xâm nhập u giảm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Đình Roanh. U hắc tố ác tính, giải phẫu bệnh học. Nhà xuất bản Y học, Bình Dương. 1998.
2. Albino A. P, Reed J. A., McNutt N. S et al. Molecular Biology of Cutaneous Melanoma, Principles and practice of Oncology. Lippincott Raven. 1997; 2: 46.
3. Cutaneous melanoma: Etiology and therapy. Chapter 1: Epidemiology of melanoma. Brisbane (AU): Codon Publications. 2017.
4. Marc Hurlbert. 2020 Melanoma mortality rates decreasing despite ongoing increase in incidence. Melanoma research Alliance. 2020
5. Đoàn Hữu Nghị. U hắc tố ác tính; Hướng dẫn thực hành chẩn đoán, điều trị ung thư. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 1999; 1: 67 - 78
6. Masback A., Westerdahl J., Ingvar et al. Cutaneous malignant melanoma in southern Sweden 1965, 1975 and 1985 - prognostic factors and histologic correlations. Cancer. 1997; 83: 275 - 83.
7. Garbe C., Butner P., Bertz J. et al. Primary cutaneous melanoma, identification of prognostic group and estimation of individual prognostic for 6599 patients. Cancer. 1995; 75: 2484 - 91.
8. Bartoli. Clinical Diagnosis and therapy of cutaneous melanoma in situ. Cancer. 1996; 177: 888 - 92.
9. M. Mandala, G. L. Imberti, et al. Clinical and histopathological risk factors to predict sentinel lympho node positivity. European journal of cancer. 2009; 45: 2537 - 2545
10. Elder, David E, et al. Melanocytic tumors of the skin. American Registry of Pathology, USA. 2010.
11. Balch CM, Joong SJ, et al. Prognostic factors analysis of 17,600 melanoma patients: validation of the American Joint Co mmittee on Cancer melanoma staging system. J Clin Oncol. 2001;19 (16): 3622 - 34.
12. Farhad Azimi, Richard A. Scolyer, et al. Tumor - Infiltrating Lymphocyte Grade Is an Independent Predictor of Sentinel Lymph Node Status and Survival in Patients With Cutaneous Melanoma. J Clin Oncol. 2012; 19 (21): 2678 - 2683.
13. Barnhill RL, Fine JA, Roush GC, Berwick M. Predicting five - year outcome for patients with cutaneous melanoma in a population - based study. Cancer. 1996; 78: 427 - 432.
14. Hege Grande Sarpa, MD, Kara Reinke, et al. Prognostic Significance of Extent of Ulceration in Primary Cutaneous Melanoma. Am J Surg Pathol. 2006; 30: 1396 - 1400.
15. Balch CM, Wilkerson JA, Murad TM, et al. The prognostic significance of ulceration of cutaneous melanoma. Cancer. 1980; 45: 3012 - 3017.
16. Clark WH Jr, Elder DE, et al. Model predicting survival in stage I melanoma based on tumor progression. JNCI. 1980; 81:1893 - 1904.
17. Richard. Interobserver Reproducibility of Histopathologic Prognostic Variables in Primary Cutaneous Melanomas. Am J Surg Pathol. 2003; 27: 1571 - 1576.
18. Roberto Betti, Elena Agape, Raffaella Vergani, et al. An observational study regarding the rate of growth in vertical and radial growth phase superficial spreading melanomas. Oncol Lett. 2016; 12 (3): 2099 - 2102.
19. Taran JM, Heenan PJ. Clinical and histological features of level 2 cutaneous malignant melanoma associated with metastasis.  Cancer. 2001; 91: 1822 - 1825.
20. Xiaowei Xu MD, Phyllis A. et al. Lymphatic invasion revealed by multispectral imaging is co mmon in primary melanomas and associates with prognosis. Human Pathology. 2008; 39: 901 - 909.
21. Edmund K., Meera G, et al. Prognosis of Patients with Melanoma and Microsatellitosis Undergoing Sentinel Lymph Node Biops. Ann Surg Oncol. 2014; 21 (3): 1016 - 1023.
22. Shaikh L. , Sagebiel RW, Ferreira CM, et al. Role of microsatellites as a prognostic factor in primary malignant melanoma. Arch Dermatol., 2005; 141 (6): 739 - 42.
23. Day CL Jr, Harrist TJ, Gorstein F, et al. Malignant melanoma. Prognostic significance of “microscopic satellites” in the reticular dermis and subcutaneous fat. Ann Surg. 1981; 194: 108 - 112.
24. Harrist TJ, Rigel DS, Day CL Jr, et al. “Microscopic satellites” are more highly associated with regional lymph node metastases than is primary melanoma thickness. Cancer. 1984; 53: 2183 - 2187.