6. Tình trạng dinh dưỡng và đặc điểm nuôi dưỡng qua ống thông dạ dày ở người bệnh hồi sức tích cực tại Bệnh viện Điều trị người bệnh COVID-19
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Tình trạng dị hoá và viêm hệ thống khi mắc COVID-19 khiến người bệnh tăng tiêu hao năng lượng và protein, đặc biệt tình trạng này trở nên trầm trọng hơn với người bệnh hồi sức tích cực (ICU) và thường kèm theo tình trạng nuôi dưỡng kém. Nghiên cứu hồi cứu đánh giá tình trạng dinh dưỡng và đặc điểm nuôi dưỡng qua ống thông dạ dày của 60 người bệnh COVID-19 nặng điều trị tại ICU của Bệnh viện Điều trị Người bệnh COVID-19 trực thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 12/2021 đến 01/2022 cho kết quả: Tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) theo tiêu chuẩn của sáng kiến lãnh đạo toàn cầu về suy dinh dưỡng (GLIM) là 65% với 13,3% SDD mức độ nặng và 51,7% SDD mức độ vừa. Mức giảm khối cơ và bề dày lớp mỡ dưới da từ nhẹ đến trung bình trở lên là 31,7% và mức nặng là 13,3%. Về đặc điểm nuôi dưỡng qua ống thông: 81,7% được nuôi dưỡng nhỏ giọt ngắt quãng; 5,0% nhỏ giọt liên tục; 13,3% được bơm bolus. Số bữa ăn qua ống thông trung bình là 4,5 bữa/ngày, mức năng lượng đạt 90,5% đến 100% nhu cầu khuyến nghị (NCKN), protein đạt 74,5 - 81,6% NCKN. Các vitamin và khoáng chất đạt NCKN từ 50 - 100%. Tỷ lệ người bệnh có triệu chứng kém dung nạp là 11,7%, gặp chủ yếu ở người bệnh được nuôi dưỡng bằng phương pháp bơm bolus. Tỷ lệ suy dinh dưỡng cao và nhu cầu một số chất dinh dưỡng còn chưa đạt NCKN, do đó, đánh giá tình trạng dinh dưỡng và can thiệp dinh dưỡng tích cực cho người bệnh COVID-19 tại ICU cần được thực hiện từ khi nhập viện và theo dõi trong suốt quá trình điều trị.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tình trạng dinh dưỡng, GLIM, Nuôi dưỡng qua ống thông dạ dày, ICU, Bệnh viện COVID-19
Tài liệu tham khảo
2. Haraj NE, Aziz SE, Chadli A, et al. Nutritional status assessment in patients with Covid-19 after discharge from the intensive care unit. Clin Nutr ESPEN. 2021;41:423-428. doi: 10.1016/j.clnesp.2020.09.214.
3. Zhang H, Kang Z, Gong H, et al. The digestive system is a potential route of 2019-nCov infection: A bioinformatics analysis based on single-cell transcriptomes. Published online January 31, 2020:2020.01.30.927806. doi: 10.1101/2020.01.30.927806.
4. Arkin N, Krishnan K, Chang MG, Bittner EA. Nutrition in critically ill patients with COVID-19: Challenges and special considerations. Clin Nutr Edinb Scotl. 2020;39(7):2327-2328. doi: 10.1016/j.clnu.2020.05.007.
5. Tuan NQ, Phuong ND, Co DX, et al. Prevalence and factors associated with psychological problems of healthcare workforce in Vietnam: Findings from COVID-19 hotspots in the National second wave. Healthcare. 2021;9(6):718. doi: 10.3390/health care9060718.
6. Quyết định 4689/QĐ-BYT 2021 Hướng dẫn chẩn đoán điều trị COVID-19. Accessed June 28, 2022. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Quyet-dinh-4689-QD-BYT-2021-huong-dan-chan-doan-dieu-tri-COVID19-490286.aspx.
7. Singer P, Blaser AR, Berger MM, et al. ESPEN guideline on clinical nutrition in the intensive care unit. Clin Nutr. 2019;38(1):48-79. doi: 10.1016/j.clnu.2018.08.037.
8. Cederholm T, Jensen GL, Correia MITD, et al. GLIM criteria for the diagnosis of malnutrition - A consensus report from the global clinical nutrition community. Clin Nutr. 2019;38(1):1-9. doi: 10.1016/j.clnu.2018.08.002.
9. Bộ Y tế. Quyết định 2110/QĐ-BYT 2020 Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng trong điều trị người nhiễm COVID-19. Accessed June 28, 2022. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Quyet-dinh-2110-QD-BYT-2020-Huong-dan-che-do-dinh-duong-trong-dieu-tri-nguoi-nhiem-COVID-19-487649.aspx.
10. Viện Dinh Dưỡng. Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam. Nhà xuất bản Y học. 2016;56-138.
11. Vahedi A, Tabasi F, Monjazebi F, et al. Clinical features and outcomes of ICU patients with COVID-19 infection in Tehran, Iran: A single-centered retrospective cohort study. Tanaffos. 2020;19(4):300-311.
12. Lobo-Valbuena B, García-Arias M, Pérez RB, Delgado DV, Gordo F. Characteristics of critical patients with COVID-19 in a Spanish second-level hospital. Med Intensiva. 2021;45(1):56-58. doi: 10.1016/j.medin.2020.06.020.
13. Nguyễn Duy Đông, Tạ Việt Hà, Huỳnh Thị Thu Hương, Đinh Việt Hùng. So sánh sàng lọc nguy cơ dinh dưỡng với tiêu chí GLIM mới về suy dinh dưỡng và liên quan đến suy nhược cơ ở bệnh nhân COVID-19 cao tuổi điều trị tại Bệnh viện dã chiến truyền nhiễm 5G. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022;513(1). doi: 10.51298/vmj.v513i1.2351.
14. Puthucheary ZA, Rawal J, McPhail M, et al. Acute skeletal muscle wasting in critical illness. JAMA. 2013;310(15):1591-1600. doi: 10.1001/jama.2013.278481.
15. Carr AC. Micronutrient status of COVID-19 patients: A critical consideration. Crit Care. 2020;24(1):349. doi: 10.1186/s13054-02 0-03085-0.
16. Nutrients. Free Full-Text. Evidence that vitamin D supplementation could reduce risk of influenza and COVID-19 infections and deaths. Accessed May 5, 2022. https://www.mdpi.com/2072-6643/12/4/988.
17. Aartjan J W, Sjoerd H E, Amy C, Ralph S, Eric J, Martijn J. Zn2+ Inhibits Coronavirus and Arterivirus RNA polymerase activity in vitro and zinc ionophores block the replication of these viruses in cell culture. Plos Pathogens. 2010;6(11):e1001176. Accessed May 5, 2022. https://journals.plos.org/plospathogens/article?fbclid=IwAR2znc1tk21X1c0NJW3YT_nphHFkXjWLTr7-a1SKyiALI_hUlbA_tdYqbLk&id=10.1371/journal.ppat.1001176.
18. Muscogiuri G, Barrea L, Savastano S, Colao A. Nutritional recommendations for COVID-19 quarantine. Eur J Clin Nutr. 2020;74(6):850-851. doi: 10.1038/s41430-020-0635-2.
19. Arkin N, Krishnan K, Chang MG, Bittner EA. Nutrition in critically ill patients with COVID-19: Challenges and special considerations. Clin Nutr Edinb Scotl. 2020;39(7):2327-2328. doi: 10.1016/j.clnu.20 20.05.007.