Can thiệp nội mạch trong điều trị tách thành động mạch chủ Stanford B cấp
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Tách thành động mạch chủ là bệnh nặng nguy cơ tử vong cao. Can thiệp nội mạch điều trị bệnh lý động mạch chủ là phương pháp ít xâm lấn và hiệu quả. Nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá hiệu quả của can thiệp nội mạch điều trị tách thành động mạch chủ cấp. Đây là nghiên cứu can thiệp không có đối chứng. Nghiên cứu 96 bệnh nhân có độ tuổi trung bình 59 ± 10 được chẩn đoán tách thành động mạch chủ cấp có biến chứng được can thiệp nội mạch. Tỷ lệ thành công về mặt kỹ thuật 97,9%. Tỷ lệ sống còn qua theo dõi thời gian trung bình 30 tháng là 91,67%, yếu tố vỡ động mạch chủ thì 1 làm tăng nguy cơ tử vong (HR = 4,46 với p = 0,03). Tái cấu trúc động mạch chủ sau can thiệp làm tăng kích thước lòng thật nhỏ nhất (19,4 ± 4,3 mm so với 24 ± 5,4 mm p < 0,05), giảm đường kính lòng giả lớn nhất (37,1 ± 11.4 mm so với 26,5 ± 13,1 mm p < 0,05). Như vậy can thiệp nội mạch điều trị bệnh nhân tách thành động mạch chủ Stanford B cấp có tỷ lệ sống còn cao và giúp tái cấu trúc động mạch chủ.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tách thành động mạch chủ cấp, can thiệp nội mạch, tỷ lệ sống còn, tái cấu trúc
Tài liệu tham khảo
2. Riambau V, Bockler D, Brunkwall J, et al. “Editor’s Choice - Management of Descending Thoracic Aorta Diseases: Clinical Practice Guidelines of the European Society for Vascular Surgery (ESVS)”. Eur J Vasc Endovasc Surg.2017;53 (1): 4 - 52.
3. Smedberg C, Hultgren R, Delle M, et al. “Temporal and Morphological Patterns Predict Outcome of Endovascular Repair in Acute Complicated Type B Aortic Dissection”. Eur J Vasc Endovasc Surg.2018; 56 (3): 349 - 355.
4. Evangelista A, Isselbacher E M, Bossone E, et al. “Insights From the International Registry of Acute Aortic Dissection: A 20 - Year Experience of Collaborative Clinical Research”. Circulation.2018; 137 (17):1846 - 1860.
5. Stelzmueller M E, Nolz R, Mahr S, et al. “Thoracic endovascular repair for acute complicated type B aortic dissections”. J Vasc Surg.2019; 69 (2): 318 - 326.
6. Lou X, Chen E P, Duwayri Y M, et al. “The Impact of Thoracic Endovascular Aortic Repair on Long - Term Survival in Type B Aortic Dissection”. Ann Thorac Surg.2018; 105 (1): 31 - 38.
7. Trần Văn Hoàng, Nguyễn Lân Hiếu. Đánh giá hiệu quả bước đầu can thiệp đặt Stent Graft qua da trong điều trị bệnh lý động mạch chủ tại Viện Tim mạch Quốc gia, Luận văn bác sỹ nội trú.2012;Trường Đại Học Y Hà Nội.
8. Trần Văn Thạch, Phạm Mạnh Hùng. Nghiên cứu đặc điểm hình thái tổn thương tách thành động mạch chủ Stanford B qua chụp cắt lớp vi tính đa dãy. Hà Nội, Luận văn thạc sỹ y học,2016, Trường Đại Học Y Hà Nội.
9. Trần Quyết Tiến, Phạm Minh Ánh, Nguyễn Duy Tân. Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật can thiệp nội mạch trong điều trị phình, bóc tách và phình bóc tách động mạch chủ, TP Hồ Chí Minh: Bộ Y Tế, 2016.
10. Zhang J, Cheng B, Yang M, et al. “Predicting in - hospital death in patients with type B acute aortic dissection”. Medicine (Baltimore),2019; 98 (32): 6462.
11. Bavaria J E, Brinkman W T, Hughes G C, et al. “Five - year outcomes of endovascular repair of complicated acute type B aortic dissections”. J Thorac Cardiovasc Surg.2020.
12. Wang G J, Cambria R P, Lombardi J V, et al. “Thirty - day outcomes from the Society for Vascular Surgery Vascular Quality Initiative thoracic endovascular aortic repair for type B dissection project”. J Vasc Surg,2019; 69 (3): 680 - 691.
13. Xue Bai B - Z W, Karmacharya Ujit, Zi - Xiang Yu, Qian Zhao, Xiang Ma, Yi - Tong Ma. “Prognostic impact on Type B acute aortic dissection with renal insufficiency: A single - center study”. Cardiology Plus,2018; 3 (1): 15 - 20.
14. Hu F Y, Fang Z B, Leshnower B G, et al. “Contemporary evaluation of mortality and stroke risk after thoracic endovascular aortic repair”. J Vasc Surg, 2017; 66 (3): 718 - 727 e715.