9. Đánh giá phân suất tống máu thất phải bằng siêu âm tim 3D ở bệnh nhân tăng áp lực động mạch phổi

Hoàng Huy Hiệu, Bùi Văn Nhơn, Trần Thị Hiển, Nguyễn Lân Hiếu, Nguyễn Lân Việt, Nguyễn Thị Minh Lý

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Tăng áp lực động mạch phổi (TALĐMP) là bệnh lý nặng nề, gây suy thất phải, là yếu tố chính gây tử vong. Siêu âm Doppler tim ba chiều (3D) là kĩ thuật mới được áp dụng tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá phân suất tống máu thất phải bằng siêu âm tim 3D và mô tả sự tương quan với một số chỉ số đánh giá chức năng tâm thu thất phải trên siêu âm tim 2D. Kết quả cho thấy phân suất tống máu thất phải trên siêu âm 3D trung bình ở bệnh nhân TALĐMP là là 40,1 ± 10,6%. Phân suất tống máu thất phải ở TALĐMP tiên phát thấp hơn so với TALĐMP thứ phát. Tỷ lệ phát hiện rối loạn chức năng tâm thu thất phải trên siêu âm cao nhất khi đánh giá bằng phân suất tống máu thất phải (3D RVEF) với 63,6%. 3D RVEF tương quan rất chặt chẽ với phân suất diện tích thất phải (p = 0,7587), tương quan chặt chẽ với chỉ số vận động vòng van 3 lá ( p = 0,6834). Kết luận: Phương pháp siêu âm Doppler tim 3D thất phải là một kĩ thuật mới, không xâm lấn, có thể thực hiện lặp lại, giúp tăng giá trị chẩn đoán chính xác chức năng tâm thu thất phải ở bệnh nhân TALĐMP.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Galie N, McLaughlin VV, Rubin LJ, Simonneau G. An overview of the 6th world symposium on pulmonary hypertension. Eur Respir J. 2019;53(1).
2. Dresdale DT, Schultz M, Michtom RJ. Primary pulmonary hypertension. I. Clinical and hemodynamic study. Am J Med. 1951;11(6):686-705.
3. Cassady SJ, Ramani GV. Right heart failure in pulmonary hypertension. Cardiol Clin. 2020;38(2):243-255.
4. Smolarek D, Gruchala M, Sobiczewski W. Echocardiographic evaluation of right ventricular systolic function: The traditional and innovative approach. Cardiol J. 2017;24(5):563-572.
5. Chen R, Zhu M, Amacher K, Wu X, Sahn DJ, Ashraf M. Non-invasive evaluation of right ventricular function with Real-time 3-D echocardiography. Ultrasound Med Biol. 2017;43(10):2247-2255.
6. Hung CC, Cheng CC, Huang WC. 2018 TSOC guideline focused updated on diagnosis and treatment of pulmonary arterial hypertension. J Formos Med Assoc. 2021;120(7):1541-1542.
7. Rich S, Dantzker DR, Ayres SM, et al. Primary pulmonary hypertension. A national prospective study. Ann Intern Med. 1987;107(2):216-223.
8. Thủy PT. Đánh giá chức năng thất phải bằng siêu âm đánh dấu mô cơ tim ở bệnh nhân tăng áp động mạch phổi type 1. Hà Nội: Luận văn BSCK2. Trường Đại học Y Hà Nội; 2021.
9. Nguyễn Thị Duyên TTH, Nguyễn Minh Hùng. Tạp chí Tim mạch học Việt Nam. 2016;75.
10. Tofovic SP. Estrogens and development of pulmonary hypertension: Interaction of estradiol metabolism and pulmonary vascular disease. J Cardiovasc Pharmacol. 2010;56(6):696-708.
11. Moceri P, Bouvier P, Baudouy D, et al. Cardiac remodelling amongst adults with various aetiologies of pulmonary arterial hypertension including Eisenmenger syndrome-implications on survival and the role of right ventricular transverse strain. Eur Heart J Cardiovasc Imaging. 2017;18(11):1262-1270.
12. Tsang W, Salgo IS, Medvedofsky D, et al. Transthoracic 3D echocardiographic left heart chamber quantification using an automated adaptive analytics algorithm. JACC Cardiovasc Imaging. 2016;9(7):769-782.
13. Khoo NS, Young A, Occleshaw C, Cowan B, Zeng IS, Gentles TL. Assessments of right ventricular volume and function using three-dimensional echocardiography in older children and adults with congenital heart disease: Comparison with cardiac magnetic resonance imaging. J Am Soc Echocardiogr. 2009;22(11):1279-1288.