9. Tình trạng rối loạn đường huyết ở người bệnh cao tuổi đã đặt stent động mạch vành

Hồ Thị Kim Thanh, Lê Văn Cường, Lê Thị Hoài

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu rối loạn đường huyết ở người bệnh cao tuổi đã đặt stent động mạch vành điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa với mục tiêu phân tích tình trạng rối loạn glucose và một số yếu tố liên quan khác. Nghiên cứu mô tả cắt ngang ở 87 người bệnh trên 60 tuổi đã đặt stent động mạch vành năm 2021 cho thấy có 66,6% người bệnh có tiền đái tháo đường, trong đó rối loạn đường máu đói chiếm 19,54%, giảm dung nạp glucose sau nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống chiếm 19,54%; và 51,72% người bệnh có đái tháo đường, trong đó 26,43% đã biết có đái tháo đường từ trước, và 25,28% đái tháo đường mới phát hiện qua xét nghiệm đường máu đói hoặc bằng nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống. Người bệnh chủ yếu là nam giới; nhiều nhất ở nhóm tuổi 60 - 70 tuổi, nhóm người bệnh có đái tháo đường hoặc tiền đái tháo đường có: tỷ lệ hút thuốc lá cao hơn, béo phì nhiều hơn, đa số có rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, số nhánh động mạch vành tổn thương.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Yong Zhao, Min Guo, Gang Shi. Prediabetes predicts adverse cardiovascular outcomes after percutaneous coronary intervention. European Heart journal. 2010;31: 2087-2095.
2. Małgorzata B, Lars R, Roberto F, et al. The prevalence of abnormal glucose regulation in patients with coronary artery disease across Europe: The Euro Heart Survey on diabetes and the heart. European Heart Journal. Vol 25, Issue 21. Nov 2004;1880-1890.
3. Da-Yi Hu, Chang-Yu Pan, et al. The relationship between coronary artery diseas and abnorman glucose regulation in China: The China Heart survey. European Heart Journal. 2006;27:2573-2579.
4. ADA. Older Adults: Standards of Medical Care in Diabetes-2022. Diabetes Care. 2022;45:S195-S207. https://doi.org/10.2337/dc 22-S013.
5. Nathan DM, Davidson MB, DeFronzo RA, et al. Impaired fasting glucose and impaired glucose tolerance: Implications for care. Diabetes Care. 2007;30(3):753-759.
6. Brannick B, Dagogo-Jack S. Prediabetes and cardiovascular disease: Pathophysiology and interventions for prevention and risk reduction. Endocrinol Metab Clin North Am. 2018);47:33-50.
7. Kleinherenbrink W, Osei E, den Hertog HM, Zandbergen AAM. Prediabetes and macrovascular disease: Review of the association, influence on outcome and effect of treatment. Eur J Intern Med. 2018;55:6-11. https://doi.org/10.1016/j.ejim.2018.07.001.
8. Huang Y, Cai X, Mai W, Li M, Hu Y. Association between prediabetes and risk of cardiovascular disease and all cause mortality: Systematic review and meta-analysis. BMJ. 2016;355:i5953. https://doi.org/10.1136/bmj.i5 953.
9. Tabak AG, Herder C, Rathmann W, Brunner EJ, Kivimaki M. Prediabetes: A high-risk state for diabetes development. Lancet. 2012;379:2279-2290. https://doi.org/10.1016/S0140-6736(12)60283-9.
10. Amano T, Matsubara T, Uetani T, et al. Abnormal glucose regulation is associated with lipid-rich coronary plaque: Relationship to insulin resistance. JACC Cardiovasc Imaging. 2008;1:39-45. https://doi.org/10.1016/j.jcmg.20 07.09.003.
11. Ertan C, Ozeke O, Gul M, et al. Association of prediabetes with diffuse coronary narrowing and small-vessel disease. J Cardiol. 2014;63:29-34. https://doi.org/10.1016/j.jjcc.20 13.06.015